Bệnh tiểu đường thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng tìm hiểu kĩ càng. Điều này vô tình khiến cho nhiều người trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Đặc biệt, các triệu chứng của tiểu đường không quá rõ ràng khiến nhiều người hay bỏ qua. Đây chính là lý do khiến người Viêt Nam nằm trong top các nước có nhiều người bị bệnh tiểu đường nhất. Vậy nên, để phòng ngừa từ khi còn sớm và có được thực đơn cho người tiểu đường chi tiết. Các bạn hãy theo dõi bài viết này của Savas Nutrition nhé!

1.Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Thực đơn cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường thuộc nhóm bệnh lý nội khoa vô cùng phổ biến trên thế giới. Thực chất, căn bệnh này xuất hiện do sự rối loạn của Insulin trong cơ thể. Vì vậy mà lượng đường trong máu bị tăng cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể gần như không sản xuất ra được hormone insulin. Vậy nên bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đói, khát nước, mệt mỏi,… và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng da. Biến chứng nguy hiểm đi kèm với tiểu đường gồm có: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận,…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

Thừa cân, béo phì

Ít ai biết rằng cơ thể người béo phì có tồn tại chất đề kháng insulin. Chỉ khi có đủ lượng insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin. Bởi vậy mà tuyến tụy phải hoạt động bù lại dẫn đến khả năng tạo insulin giảm mạnh. Các insulin trong cơ thể không đủ để duy trì chuyển hóa đường trong máu dẫn đến tiểu đường.

Mỡ bụng tích tụ

Thực đơn cho người tiểu đường

Theo các nhà khoa học, mỡ bụng tích tụ lâu năm cùng với việc luôn trong trạng thái căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn dễ bị tiểu đường. Đặc biệt, các chuyên gia nhận định, người ít vận động có nguy cơ mắc tiểu đường gấp 3 lần người bình thường. Vậy nên, thay vì chỉ hoạt động trong nhà, bạn nên ra ngoài tập luyện để giảm mỡ bụng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên xây dựng thực đơn cho người tiểu đường để đảm bảo quá trình trao đổi chất tốt nhất.

Sỏi thận

Những người bị sỏi thận có nguy cơ bị bệnh tiểu đường rất cao. Đặc biệt, tiểu đường và sỏi thận có yếu tố mắc bệnh giống nhau gồm: người già và thừa cân. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ vào cơ thể để hạn chế nguy cơ mắc 2 bệnh này. Nên nhớ, các loại thịt đỏ càng chế biến kĩ, qua nhiều lớp dầu mỡ thì nguy cơ càng cao.

Buồng trứng đa nang

Không phải ai cũng biết rằng phụ nữ khi có buồng trứng đa nang rất dễ bị tiểu đường type 2. Vì bị buồng trứng đa nang nên cơ thể không cân bằng được lượng insulin. Bên cạnh đó, insulin còn có khả năng kích thích buồng trứng, khiến cho nội tiết tố testosterone của phụ nữ bị tăng quá mức. Điều này xảy ra tình trạng tổn hại buồng trứng và tuyến tuy nghiêm trọng, gây nên bệnh tiểu đường.

2. Thực đơn cho người tiểu đường

Thực đơn cho người tiểu đường vô cùng quan trọng vì nó quyết định chế độ dinh dưỡng và khả năng điều trị bệnh. Càng ăn lành mạnh thì các hạn chế các biến chứng, giúp lượng đường huyết không bị tăng cao. Cùng Savas Nutrition tìm hiểu ngay thực đơn trong 1 tuần cho người tiểu đường nhé!

Ngày thứ nhất

Thực đơn cho người tiểu đường
  • Sáng: 1 bát phở, 1 quả táo
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh bí đỏ nấu xương, đậu phụ, 1 quả chuối
  • Chiều: 1 hộp sữa chua không đường
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, rau củ quả luộc, 1 quả cam
  • Trước khi ngủ: Sử dụng bột dinh dưỡng Grenio Super Green Meal để tăng cường chất xơ cho cơ thể, giảm tối đa lượng đường trong máu.

Ngày thứ hai

  • Sáng: 1 đĩa bánh cuốn, 1 cốc sữa hạt
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, cá hồi áp chảo, rau cải chíp luộc, 1 quả lê
  • Chiều: 1 đĩa hoa quả tươi
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, thịt luộc, canh chua, súp lơ luộc

Ngày thứ ba

bún gạo lứt

Xem thêm công thức làm salad ăn kiêng cực nhanh TẠI ĐÂY.

Ngày thứ tư

  • Sáng: 2 – 3 lát bánh mì đen, 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường, 1 quả táo
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh ngao, cá thu sốt, 1 quả ổi
  • Chiều: Nửa củ khoai lang tím
  • Tối: 1 bát bún mọc, 1 quả xoài

Ngày thứ năm – Thực đơn cho người tiểu đường

  • Sáng: 1 cốc sữa Grenio Super Green Meal, snack các loại hạt
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, canh măng tây, thịt bò xào, 2 miếng đu đủ
  • Chiều: Sữa chua không đường
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, rau củ quả luộc, đậu rán, 1 quả dưa lê

Ngày thứ sáu – Thực đơn cho người tiểu đường

cháo bí đỏ
  • Sáng: 1 bát cháo bí đỏ, 1 cốc sữa cho người tiểu đường
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, cá kho tộ, canh mướp đắng nhồi thịt
  • Chiều: Chè tâm sen
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, trứng đúc thịt, rau muống luộc, 1 quả chuối

Ngày thứ bảy

  • Sáng: Bánh giò, 1 cốc sữa tươi không đường
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, ức gà xào nấm, súp lơ luộc
  • Chiều: Sinh tố cóc đi kèm bột dinh dưỡng Grenio Super Green Meal
  • Tối: 1 bát phở gạo lứt, thịt bò, 1 quả lê

3. Những điều cần lưu ý về thực đơn cho người tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng thực đơn cho người tiểu đường thì việc lưu ý các quy tắc ăn uống, hoạt động cũng rất quan trọng. Một vài nguyên tắc bạn cần lưu ý để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh tiểu đường gồm:

  • Hạn chế tối đa tinh bột từ bánh ngọt, các món ăn khác như bún, phở, xôi,… Nếu như bình thường ăn 100% thì nay chỉ nên ăn 50% những thực phẩm có chất bột đường.
  • Chỉ nên ăn 2 bữa trứng 1 tuần để tránh việc khó tiêu, đầy bụng,… Trứng luộc là sự lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu dầu mỡ tồn đọng trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn hay có chất bảo quản.
  • Nên ăn theo chế độ eat clean để đảm bảo đủ dinh dưỡng mà vẫn không bị tăng lượng đường trong máu.
Grenio Super Green Meal
  • Bổ sung thực phẩm bổ sung như bột dinh dưỡng để đảm bảo đủ chất cơ, vitamin và chất khoáng. Để có sức khỏe tốt nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối thì bạn có thể tham khảo bột Grenio Super Green Meal. Chỉ cần sử dụng 1 gói/ngày, cơ thể bạn sẽ có đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bột chứa  đủ các loại rau xanh, ngũ cốc, protein đặc biệt tốt cho người tiểu đường. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị tăng lượng đường huyết, giúp cơ thể lành mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của Savas Nutrition về thực đơn cho người tiểu đường. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã có những kiến thức bổ ích! Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *