Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đây được coi là căn bệnh có mức nguy hiểu cao và xảy ra với bất kì phụ nữ mang thai nào. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết đến căn bệnh này và dấu hiệu nhận biết. Điều đó khiến họ vô tình bị tiểu đường khi mang thai dẫn ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy theo dõi bài viết này của Savas Nutrition nhé!

1.Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gặp thường thấy ở phụ nữ trong thơ kỳ mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này nhưng chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố. Trong thời kỳ nhau thai phát triển, các nội tiết tố tác động xấu tới insulin. Chính điều này đã thay đổi cơ thể bà bầu và dẫn đến bệnh tiểu đường cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là từ 5% – 10%. Căn bệnh này chỉ phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai và dần biến mất ngay sau khi sinh.

Dù vậy, nếu bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả. Đối với mẹ và bé sau sinh, nếu không điều trị, phòng tránh thì rất dễ mắc tiểu đường type 2. Theo các chuyên gia thì nguy cơ mắc rất cao, thường bắt đầu sau 10 – 15 năm. Một vài biểu hiện của trẻ khi mẹ sinh ra vẫn mắc tiểu đường gồm: Vàng da, suy hô hấp, béo phì, hạ đường huyết,…

2.Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Khi mang bầu, nhu cầu nạp năng lượng của phụ nữ tăng cao đột ngột. Điều này đòi hỏi lượng đường mỗi ngày rất cao và vượt quá mức cho phép. Và khi cơ thể không tiết đủ lượng insulin để ngăn chặn thì sẽ gây ra bệnh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể cũng như trí não thai nhi.

Theo các chuyên gia, nồng đồ hormone của bà bầu có xu hướng tăng dần từ tuần 24 – 28. Đây chính là thời điểm bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển nhanh. Nếu không biết cách phòng tránh thì khả năng dẫn đến dị tật, tử vong ở thai nhi là rất cao.

3.Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, việc nhận ra bệnh này không hề dễ dàng. Đa phần các triệu chứng của bệnh này đều giống với những biểu hiện của bà bầu mang thai. Vì thế mà bên cạnh theo dõi bản thân, bà bầu cũng nên thường xuyên đi khám định kì và xét nghiệm. Đặc biệt là ở tuần thứ 24 – 28, đây là thời kỳ bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Các triệu chứng về tiểu đường thai kỳ bạn nên biết gồm:

  • Cơ thể luôn mệt mỏi, mất sức, choáng váng
  • Đi tiểu nhiều lần trong một ngày
  • Luôn trong trạng thái khát nước dù uống nhiều
  • Mắt có dấu hiệu mờ, không nhìn rõ xung quanh
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài, dùng thuốc không chữa được
  • Thường xuyên tăng huyết áp
  • Khi có vết thương rất lâu lành
  • Bị sụt cân đột ngột

4. Những người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

Tuy tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp có nguy cơ cao, dễ mắc phải. Để có sự phòng ngừa hay chữa trị tốt nhất, bạn có thể tham khảo những đối tượng có nguy cơ cao dưới đây:

  • Phụ nữ mang thai ngoài 30 tuổi
  • Người nhà có tiền sử mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Thai phụ có tiền sự bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Phụ nữ có dấu hiệu thừa cân, béo phù trước và trong khi mang bầu
  • Con đầu có cân nặng hơn 4,1kg.

5. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ?  

Giữ cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Giữ cân nặng lý tưởng trước khi quyết định mang thai chính là cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy thừa cân không phải lý do chính gây ra bệnh này, nhưng nó lại là yếu tố hàng đầu khiến bệnh phát triển mạnh. Khi bạn giữ cân nặng, vóc dáng thon gọn thì lúc mang thai không bị tăng chỉ số BMI quá nhiều. Theo các chuyên gia, người có chỉ số BMI > 30 sẽ có nguy cơ mắc gấp 3 lần so với người có BMI <25.

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng

Ăn dinh dưỡng
Vegan protein source. Buddha bowl dish, avocado, pepper, tomato, cabbage, chickpea, toast, bread fresh lettuce salad and walnuts, nuts, beans. Healthy vegetarian eating, super food. Top view.

Dù là người chưa từng mắc tiểu đường thai kỳ hay đã mắc thì cách phòng ngừa, chữa trị tốt nhất là ăn lành mạnh. Ngày nay, có rất nhiều thực đơn ăn dinh dưỡng mà bạn có thể tham khảo. Eat clean cho phụ nữ chính là lựa chọn hàng đầu để giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp detox từ những nguyên liệu thiên nhiên Đặc biệt, bạn nên nạp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu từ rau củ quả, cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,… để cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thực đơn eat clean trong 1 tuần TẠI ĐÂY.

Bổ sung bột dinh dưỡng hằng ngày

Grenio Super Green Meal

Bên cạnh chế độ ăn uống, nên thường xuyên sử dụng bột dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và năng lượng. Bạn có thể sử dụng bột Grenio Super Green Meal với nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Đây là sản phẩm rất phù hợp với người đang thiếu hụt chất xơ, vitamin, chất khoáng,… Trong 1 gói có chứa tới 12 loại rau xanh cùng collagen Đức, ngũ cốc giúp quá trình eat clean hiệu quả hơn. Bạn có thể kết hợp bột Grenio với nước lọc, sinh tố, nước ép hay các món ăn đều có tác dụng. Các công dụng bất ngờ của bột Grenio với người bị tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Tăng chất xơ, giảm lượng đường trong máu hiệu quả
  • Cung cấp dưỡng chất lành mạnh cho cả mẹ và bé như vitamin C, kẽm, sắt,…
  • Làm giảm nguy cơ ảnh hưởng tiểu đường thai kỳ tới thai nhi
  • Giúp bà bầu có thêm năng lượng, tránh mệt mỏi, chóng mặt
  • Nạp đủ lượng nước mỗi ngày cho bà bầu, tránh đi tiểu nhiều lần
  • Cải thiện sắc tố da, giúp phụ nữ mang thai luôn có tươi tắn, hỗ trợ dưỡng da hiệu quả.

Thường xuyên tập luyện

Tập thể thao

Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng, bạn nên tìm cho mình bài tập thể dục phù hợp để tập luyện. Thể thao không chỉ giúp cơ thể săn chắc mà còn khiến tinh thần phấn chấn. Những yếu tố này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tối đa cho bạn. Theo các chuyên gia, phụ nữ trước khi mang thai nên tập luyện từ 30 phút đến 1 tiếng. Còn đối với phụ nữ mang thai thì có thể tập các bài nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… Phụ nữ đang trong thai kỳ không nên vận động quá mạnh, chỉ cần 15 – 30 phút là được.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ. Hy vọng các mẹ đang mang thai sẽ có sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh hiệu quả!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *