Nhắc đến siêu thực phẩm cỏ lúa mì, nhiều người hay nhầm lẫn nó với lúa mạch. Khi mua hạt cỏ lúa mì để trồng làm nước ép, mọi người cũng cảm thấy băn khoăn vì sợ mua nhầm hạt lúa mạch. Vậy lúa mì và lúa mạch có gì khác nhau không? Cách phân biệt giữa chúng là gì? 2 loại thực phẩm này có công dụng như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay với chúng tôi bạn nhé!

Lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Trong thế giới ngũ cốc, lúa mì và lúa mạch là loại ngũ cốc có nguồn gốc lâu đời. Hình dáng của chúng cũng có nhiều tương đồng. Tuy nhiên, chúng là hai loài khác nhau với đặc điểm khác nhau.

Không có nhiều điểm khác nhau giữa lúa mì và lúa mạch

Cả lúa mì và lúa mạch đều là những loại ngũ cốc đã được trồng từ 10000 năm trước. Chúng là một trong những loại ngũ cốc được thuần hóa sớm nhất. Và giờ đây trở thành cây lương thực chính được sử dụng để sản xuất thức ăn và đồ uống cho cả người và trong chăn nuôi. Kể từ khi được thuần hóa, cả hai loại ngũ cốc này đều được lai tạo và trở thành nhiều giống lúa mì, lúa mạch khác nhau. Mỗi giống lại được trồng ở một vùng địa lý thích hợp. Nó thể hiện sự đa dạng trong giống loài của các loại lương thực này.

Không có nhiều điểm khác nhau giữa lúa mì và lúa mạch do chúng đều thuộc họ cỏ, cùng nhóm với lúa, mía và ngô. Hạt của lúa mì và lúa mạch được tạo thành từ 3 lớp. Trong đó, lớp mầm nằm ở trong cùng chứa nhiều dinh dưỡng. Bao ngoài là lớp nội nhũ chứa tinh bột và protein. Lớp vỏ cám ngoài cùng giàu chất xơ, vitamin B và khoáng chất. Trên bề mặt, lúa mì và lúa mạch rất giống nhau. Thế nhưng hàm lượng dinh dưỡng, cách sử dụng và tác dụng với sức khỏe là cách phân biệt hai loại lương thực này.

Không có nhiều điểm khác nhau giữa lúa mì và lúa mạch

Phân biệt lúa mì và lúa mạch có khác nhau không về dinh dưỡng

Về mặt dinh dưỡng, lúa mì và lúa mạch có hàm lượng dưỡng chất, vitamin và khoáng chất khác nhau.

Cụ thể, trong 100g lúa mì chứa 13g đạm, 11.3g chất xơ và 57.5g carbohydrate. Lượng chất béo trong 100g khoảng 2.5g và cung cấp 305 kcal. Về các khoáng chất, 100g lúa mì đáp ứng 188% lượng mangan cơ thể cần mỗi ngày. Bên cạnh đó, nó đáp ứng 53% nhu cầu selen, 47% đồng, 46% phốt pho và 30% nhu cầu sắt mỗi ngày cho cơ thể. Lúa mì cũng chứa nhiều vitamin nhóm B1, B6, PP và vitamin E.

Vậy, lúa mì và lúa mạch có khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng không? Câu trả lời là có. 100g lúa mạch thô cung cấp 288 kcal. Các giá trị dinh dưỡng khác là 10.3g đạm, 2.4g chất béo, 56g carbohydrate và 14.5g chất xơ. 100g lúa mạch đáp ứng như cầu silicon trong cơ thể gấp 20 lần. Bên cạnh đó là 74% mangan, 47% đồng, 44% phốt pho, 41% sắt, 40% selen và 37.5% magie. Lúa mạch cũng giàu vitamin nhóm B1, B4, B6, PP và biotin.

Phân biệt lúa mì và lúa mạch có khác nhau không về dinh dưỡng

Gluten là vấn đề được quan tâm khi nhắc đến các loại ngũ cốc. Có nhiều trường hợp bị dị ứng gluten. Trong khi đó, gluten là một loại protein cần thiết để làm nên các món bánh. Trong nhiều nghiên cứu, gluten được chứng minh có ảnh hưởng không tốt tới cân nặng và tinh thần của một số nhóm đối tượng. Lúa mì giàu gluten nhất trong một số loại ngũ cốc, chiếm 805 tổng lượng protein. Trong khi đó, lúa mạch chỉ chứa 22.5% gluten.

Công dụng của lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Lúa mì và ứng dụng trong đời sống

Trong đời sống, lúa mì được sử dụng rất nhiều. Để có thể sử dụng, lúa mì cần trải qua quá trình xay xát. Qúa trình này tách cám, mầm ra khỏi phần nội nhũ. Rồi sau đó nghiền nội nhũ thành dạng bột mịn. Đây chính là bột mì để mọi người sử dụng. Có nhiều loại bột mì phụ thuộc vào cách xay xát. Bột mì nguyên cám chứa tất cả phần của hạt lúa mì là mầm, cám và nội nhũ. Vì vậy, nó có màu tối hơn, cứng hơn nhưng nhiều chất xơ hơn. Trong khi đó, bột mì thông thường chỉ có nội nhũ sẽ mềm hơn, màu trắng sáng, nhiều đường bột hơn.

Ứng dụng của bột mì rất đa dạng như làm các loại bánh. Đó là bánh mì, bánh quy, mì ống, mì sợi và ngũ cốc ăn sáng. Nó cũng được sử dụng làm các loại bimbim, bánh kẹo,… Ngoài ra, lúa mì còn được sử dụng dưới dạng lên men. Khi đó nó có thể làm nhiên liệu sinh học, làm các loại đồ uống có cồn như bia, rượu vodka,…. Bột cám từ lúa mì có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Lúa mì và ứng dụng trong đời sống

Hiện nay, khi mọi người càng quan tâm đến sức khỏe, lúa mì và các thành phần của nó được nghiên cứu để ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vậy lúa mạch thì sao? Ứng dụng trong đời sống của lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Lúa mạch được sử dụng như thế nào?

Khác với lúa mì, lúa mạch không cần được xay trước khi dùng. Lúa mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe. Vì lớp cám, nội nhũ và mầm của nó vẫn nguyên vẹn. Nhưng nếu dùng làm thực phẩm, chúng thường được tách bỏ lớp ngoài cùng. Khi đó, lúa mạch được nghiền nhỏ, loại bỏ vỏ và cám chỉ để lại nội nhũ và mầm.

Trước đây, lúa mạch là nguồn lương thực quan trọng. Nhưng hiện nay, mọi người ưa chuộng sử dụng gạo và lúa mì hơn. Chính vì thế, lúa mạch thường được dùng làm thức ăn gia súc hay mạch nha. Mạch nha có nhiều ứng dụng trong sản xuất đồ uống có cồn, làm bánh mứt kẹo,…

Lúa mạch được sử dụng như thế nào?

Một số người vẫn sử dụng lúa mạch trong chế độ ăn uống. Nó có thể được nấu chín như gạo và dùng trong món súp hay món hầm. Mọi người cũng dùng lúa mạch làm ngũ cốc ăn sáng, cháo hay thức ăn cho trẻ em. Khi xay thành bột mịn, nó cũng được sử dụng trong các loại bánh như bánh mì, bánh quy. Nó giúp tăng thành phần dinh dưỡng, tạo hương vị mới lạ cho món ăn.

Vai trò cho sức khỏe của lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Lúa mì và lúa mạch đều có khía cạnh tốt sức khỏe. Ví dụ như lúa mạch có khả năng hỗ trợ làm sạch hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bột lúa mạch giàu polysaccharid β-glucan hỗ trợ làm giảm cholesterol. Nó cũng có tác dụng tốt tới các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nước uống từ lúa mạch giúp lợi tiểu, chữa bệnh viêm ruột cấp tính. Nó còn được ứng dụng cho các phương pháp chữa bệnh về da. Nghiên cứu chứng minh chế độ ăn bổ sung lúa mạch giúp điều trị chàm, vẩy nến và viêm da. Nó cũng hỗ trợ điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá.

Vai trò cho sức khỏe của lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?

Trong khi đó, lúa mì chưa qua chế biến kĩ rất tốt cho đường ruột. Pectin trong lúa mì giúp hấp thụ các chất độc hại. Chất xơ trong lớp vỏ cám kích thích quá trình phát triển vi sinh tốt cho đường ruột. Với hàm lượng chất xơ cao, nó cũng được dùng để giảm cân nếu kết hợp với chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.

Một bộ phận khác của lúa mì – cỏ lúa mì hay cây lúa mì non giờ đây được coi là siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp. Nó có khả năng cân bằng môi trường axit – bazo trong cơ thể. Nó thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ quá trình thải độc. Chất dinh dưỡng trong mầm lúa mì giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích quá trình tạo máu, tăng khả năng trao đổi chất. Mầm lúa mì còn chứa hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thừ và các bệnh về máu, tiểu đường.

Cỏ lúa mì được coi là siêu thực phẩm

Grenio – Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng bổ sung bột cỏ lúa mỳ

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bột cỏ lúa mì. Tuy nhiên, chúng tôi gợi ý bạn một sản phẩm cung cấp dinh dưỡng toàn diện hơn. Đó là bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, duy trì cân nặng Grenio Super Meal. Ưu điểm của Grenio vượt trội so với các sản phẩm bột cỏ lúa mì trên thị trường.

Không chỉ chứa bột cỏ lúa mì hữu cơ, sấy lạnh bảo toàn dinh dưỡng, nó còn được bổ sung bột ngũ cốc, bột rau củ, collagen và nhiều chất khác. Vì vậy, Grenio cung cấp dinh dưỡng đa dạng: Chất đạm – béo – xơ – tinh bột, vitamin và khoáng chất. Grenio có khả năng thay thể bữa ăn chính hoặc phụ trong ngày cho người bận rộn. Chỉ 3 phút một bữa ăn, bạn có đủ dinh dưỡng để làm việc, học tập, nâng cao sức khỏe, chống lão hóa, hỗ trợ tăng – giảm cân an toàn, khoa học và hiệu quả.

Grenio - Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng bổ sung bột cỏ lúa mỳ
Tìm hiểu về cỏ lúa mì:
  • Khám phá những công dụng khác của cỏ lúa mì, đặc biệt là cho vóc dáng, tại đây.
  • Khám phá thêm về bột cỏ lúa mì tại đây.
  • Khám phá công thức nước ép thú vị và lưu ý khi chế biến tại đây.
  • Khám phá 3 cách trồng cỏ lúa mì và lưu ý để việc trồng trọt tại nhà đơn giản và cho chất lượng tốt nhất tại đây.
  • Tổng quan chuỗi bài viết về cỏ lúa mì. Tìm hiểu tại đây nhé!

Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin thú vị về hai loại ngũ cốc này. Từ đó, khi lựa chọn, bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn dẫn đến những vấn đề không đáng có. Hãy lựa chọn cỏ lúa mì và bổ sung vào chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Nó sẽ giúp bạn và gia đình mạnh khỏe, tràn đầy sức sống hơn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *