Cuộc sống hiện đại, con người ngày càng chăm lo tới các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, có nhiều loại siêu thực phẩm được con người khám phá ra và đưa vào cuộc sống. Cỏ lúa mì là một trong số đó. Đây được coi là loại siêu thực phẩm đứng đầu trong bảng danh sách bởi những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhưng cụ thể như thế nào? Cách sử dụng nó ra sao? Liệu có gì bạn cần lưu ý? Hãy cùng khám phá với chúng tôi qua chuỗi bài viết thú vị về loại siêu thực phẩm nhỏ mà có võ này.
Tác dụng của cỏ lúa mì
Điều đầu tiên khi nhắc đến loại siêu thực phẩm này là những công dụng của nó với sức khỏe. Chính nhờ những tác dụng ấy mà nó ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến.
Loại siêu thực phẩm này là gì?
Trước khi tìm hiểu về tác dụng, chúng ta cần biết chính xác cỏ lúa mì là gì? Cỏ lúa mì là thực phẩm thu được từ phần thân của cây lúa mì non. Cây lúa mì được trồng từ hạt lúa mì và thu hoạch sau 8-12 ngày tuổi. Công dụng tuyệt vời của cỏ lúa mì cho sức khỏe, sắc đẹp và vóc dáng đến từ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, tần số rung động cao, chất chống oxy hóa và hàm lượng chất diệp lục.
Tác dụng toàn diện cho sức khỏe và sắc đẹp
Nó được coi là loại thực phẩm có công dụng toàn diện cho sức khỏe, tinh thần và sắc đẹp. Một số công dụng của nó có thể kể đến là:
- Chứa nhiều diệp lục cùng vitamin, khoáng chất, axit amin giúp ngăn ngừa tình trạng oxy hóa. Nó cũng hỗ trợ quá tình chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào.
- Hàm lượng chất chống oxy hóa vitamin C, vitamin E, glutathione cao có khả năng bảo vệ tế bào, giúp phòng ngừa bệnh tật như viêm khớp, thoái hóa thần kinh, ung thư, các bệnh tim mạch.
- Nhờ lượng chất chống oxy hóa cao, cỏ lúa mì được chứng minh có khả năng ức chế tế bào ung thư. Nó làm chậm quá trình phát triển cũng như lây lan của tế bào ung thư ác tính. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra tác dụng với ung thư miệng là 41% và ung thư bạch cầu lên tới 65%.
- Cỏ lúa mì có tác động tích cực đến các vấn đề về máu. Hàm lượng nước, chất xơ cao cùng các khoáng chất giúp đánh tan mỡ trong máu, đào thải nó ra ngoài, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Nó cũng tác động đến vấn đề đường huyết, trị các bệnh tiểu đường và điều hòa huyết áp.
- Loại siêu thực phẩm này cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ miễn dịch. Nó có khả năng chống viêm hiệu quả. Các vấn đề như viêm ruột, viêm dạ dày có thể được điều trị hiệu quả nhờ cỏ lúa mì. Lý do bởi nó chứa nhiều diệp lục – chất có khả năng giảm viêm và và chất chống oxy hóa – ức chế hoạt động của các protein gây viêm.
Khám phá thêm những công dụng khác của cỏ lúa mì, đặc biệt là cho vóc dáng, tại đây.
Bột cỏ lúa mì tiện dụng
Ưu nhược điểm của dạng chế biến này
Bột là một dạng sử dụng phổ biến của cỏ lúa mì. Nó được sản xuất từ cỏ aấy lạnh sau đó nghiền mịn. Để thu được thành phẩm có chất lượng cao nhất, bột phải được làm những cây cỏ 12-14 ngày tuổi. Khi đó, nó giữ được hàm lượng dinh dưỡng, diệp lục và chất chống oxy hóa nhiều nhất.
Lý do phổ biến của dạng sản phẩm này vì nó có những ưu điểm vượt trội. Ưu điểm đầu tiên là tiện lợi khi bảo quản và sử dụng. Chỉ 2-3 phút pha chế là bạn đã có một cốc nước cỏ lúa mì giàu dưỡng chất. Bạn không cần tốn 10-15 ngày trồng cỏ lúa mì hay tốn công sức chăm sóc. Sản phẩm dạng bột gọn nhẹ có thể mang đi mọi nơi. Bạn có thể mang đi công tác, đi du lịch, đến văn phòng.
Một ưu điểm khác là có thể sử dụng cho nhiều mục đích. Trong khi cỏ tươi chỉ có thể dùng làm nước ép, bột có thể dùng trong nhiều món đồ ăn và thức uống. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là nếu không được sản xuất đúng quy trình, bột có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng. Dù vậy, nó vẫn được gần như toàn bộ tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.
Các vấn đề và lưu ý khi sử dụng bột
Sử dụng cỏ lúa mì dù ở dạng bột hay bất kỳ dạng nào cũng có một số vấn đề mà bạn cần lưu tâm. Khi sử dụng đúng cách, nó sẽ đem lại tác động tích cực cho cơ thể của bạn.
Vấn đề đầu tiên là chọn sản phẩm chất lượng. Bạn cần quan tâm đến thương hiệu uy tín, phương pháp chế biến bột lúa mì, nguồn gốc xuất xứ cũng như hạn sử dụng và diều kiện bảo quản. Nó tác động trực tiếp đến chất lượng bột cỏ lúa mì. Đồng nghĩa với việc nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.
Khi chế biến, có hai điều bạn cần lưu ý:
- Không pha bột cùng cam, chanh vì nó sẽ làm mất enzyme tốt cho sức khỏe
- Không pha hay nấu bột ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao làm các chất dinh dưỡng trong cỏ lúa mì bị mất đi
Trong những ngày đầu sử dụng, người dùng có thể cảm thấy khó chịu. Lý do cho hiện tượng này là bột cỏ lúa mì đang giúp cơ thể thải độc. Lúc này, bạn không nên bỏ cuộc. Hãy tiếp tục kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày. Khi quen dần và độc tố thải ra gần hết, bạn sẽ thấy được những công dụng tuyệt vời của nó thể hiện qua vóc dáng, làn da và sức khỏe.
Tuy là siêu thực phẩm an toàn cho mọi người, có một số lưu ý về liều dùng, tác dụng phụ và một số nhóm đối tượng cần chú ý khi thêm cỏ lúa mì vào thực đơn hàng ngày.
- Khám phá thêm để có thể sử dụng đúng cách nhằm phát huy hiệu quả tại đây.
Grenio có bổ sung bột cỏ lúa mì siêu thực phẩm
Trên thị trường có nhiều sản phẩm bột cỏ lúa mì để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, chúng tôi gợi ý bạn một sản phẩm cung cấp dinh dưỡng toàn diện hơn. Đó là sản phẩm bột dinh dưỡng Grenio Super Meal. Ưu điểm của Grenio vượt trội so với các sản phẩm bột cỏ lúa mì trên thị trường:
- Cỏ lúa mì có nguồn gốc rõ ràng, được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bột được sản xuất bằng công nghệ sấy lạnh, bảo toàn dinh dưỡng trọn vẹn
- Hàm lượng bột cỏ được thêm vào hợp lý, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
- Grenio còn cung cấp đạm, chất xơ, chất béo, vitamin, khoáng chất từ bột rau củ, bột ngũ cốc, collagen. Nó giúp bạn luôn khỏe mạnh, chống lão hóa, giúp giảm hoặc tăng cân an toàn, khoa học
- Sản phẩm dạng bột dễ dàng bảo quản và thuận tiện khi sử dụng. Bạn có thể mang Grenio đi khắp nơi để dù bận bịu vẫn chăm sóc sức khỏe
- Chỉ 3 phút pha chế với các loại nước uống yêu thích là bạn đã có một thức uống dinh dưỡng bột Grenio thơm ngon, đủ chất.
Nước ép cỏ lúa mì – Món ngon cho sức khỏe
Một dạng khác khi sử dụng cỏ lúa mì là nước ép. Đây là món nước uống đã gây sốt, tạo nên trào lưu trong thời gian gần đây. Người người nhà nhà uống nước ép cỏ với mong muốn thải độc, duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến đúng để an toàn cho sức khỏe và phát huy hiệu quả.
Nguyên tắc chế biến và sử dụng
Để cỏ lúa mì phát huy tác dụng toàn diện cho sức khỏe, khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Trong những ngày đầu, chỉ uống tối đa 30ml nước ép nguyên chất. Nó giúp cơ thể tránh bị sốc khi nạp đột ngột quá nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nó tránh phản ứng thải độc quá mạnh mẽ của cơ thể. Sau khi quen dần, liều dùng mỗi ngày là 30ml – 120ml. Nếu mùi khó uống, bạn có thể pha loãng thêm nước vào.
- Nước ép có vị ngọt đậm tự nhiên, thanh mát, không đắng. Tuy nhiên, nó có mùi cỏ đặc trưng khiến bạn không quen. Để dễ uống hơn, bạn có thể pha chế cùng rau quả khác. Một số gợi ý là chuối, dừa, dứa, táo, cà rốt,…
- Nên uống từ từ để cảm nhận hương vị. Uống chậm từng ngụm nhỏ còn có thể làm sạch răng miệng, loại bỏ hôi miệng, giúp nướu và răng chắc khỏe hơn.
- Nên được dùng khi bụng đói, trước hay sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể uống cùng một cốc nước trước bữa ăn. Nó giúp bạn no, hạn chế ăn nhiều trong bữa chính.
- Sau khi chế biến, bạn nên uống nước ép ngay trong vòng 20 phút. Nếu không, nó sẽ bị oxy hóa, có mùi vị lạ và mất chất dinh dưỡng rất nhanh. Phần bã sau khi ép có thể được tận dụng làm mặt nạ. Mặt nạ này giúp da được cung cấp độ ẩm, dinh dưỡng. Da sẽ khỏe hơn, trắng sáng hơn, mụn và vết thâm sẽ giảm bớt.
Một số công thức nước ép cỏ lúa mì
Bạn có thể thỏa sức sáng tác kết hợp các loại hoa quả với nước ép cỏ nguyên chất. Chúng tôi gợi ý một số công thức đảm bảo thơm ngon, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất mà bạn không thể bỏ qua.
- Công thức với cần tây. Đây là công thức nước ép bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hơn thế công dụng thải độc được nâng cao giúp cơ thể được thanh lọc toàn diện.
- Nước ép cỏ lúa mì cà rốt. Nó có hương vị thơm ngon, hài hòa. Cà rốt có nhiều caroten tốt cho mắt và vitamin C tốt cho đề kháng của cơ thể.
- Nước ép với dưa leo. Đây là công thức nước ép giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giảm cân hiệu quả. Khi mix cùng dưa leo, vị của cỏ sẽ nhạt đi nên vô cùng dễ uống.
Bên cạnh lựa chọn hoa quả phù hợp, lựa chọn máy xay hay máy ép, một số mẹo khi sơ chế và ép nước cũng ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc đến các yếu tố này. Từ đó, đảm bảo việc sử dụng nước ép sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe và sắc đẹp
- Khám phá thêm những công thức nước ép thú vị và lưu ý khi chế biến tại đây.
Trồng cỏ lúa mì làm nước ép như nào?
Để làm nước ép tại nhà, bạn cần trồng cỏ lúa mì để có nguồn cung cấp nguyên liệu sạch và an toàn. Hãy cùng khám phá một số cách trồng cỏ đơn giản ngay tại nhà với chúng tôi nhé!
Ưu điểm khi tự trồng tại nhà
Có rất nhiều ưu điểm nếu bạn có thể tự trồng cỏ lúa mì tại nhà.
Đầu tiên, nó giúp bạn tiết kiệm tiền bạc. Mua bột cỏ lúa mì hay cỏ lúa mì tươi tại các siêu thị thường rất tốn kém. Đây đều là những sản phẩm cần trồng trọt, sản xuất cầu kỳ. Vì vậy, giá thành không hề rẻ. Bên cạnh đó, lượng cỏ lúa mì cần sử dụng trong những ngày thải độc là khá lớn. Chính vì vậy, nếu mua bên ngoài, bạn sẽ phải tốn khá nhiều tiền. Thay vào đó, việc tự trồng tại nhà sẽ rẻ hơn rất nhiều. Nhưng thứ bạn cần bỏ ra là thời gian và công sức.
Thứ hai, cách tự tay trồng cỏ lúa mì cung cấp nguồn thực phẩm sạch. Cỏ lúa mì thường mỏng manh, dễ gặp sâu bệnh. Khi mua bên ngoài, bạn không thể biết chắc rằng sản phẩm này có đảm bảo vệ sinh không. Nếu sử dụng nguồn cỏ lúa mì không sạch, nó không thể phát huy tác dụng với sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Việc tự tay trồng và chăm sóc tại nhà giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng vệ sinh của cỏ lúa mì.
3 cách trồng đơn giản nhất
Có nhiều phương pháp trồng hay, đơn giản đã được chia sẻ. Trong đó, cách trồng trên đất, trên giấy và trong nước là phổ biến hơn cả. Trước khi tìm hiểu 3 cách trồng, chúng ta cần trải qua bước chuẩn bị cơ bản chung.
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cái khay, chậu hay cốc để trồng cỏ lúa mì. Bên cạnh đó, bạn cần có khăn giấy ẩm để quá trình nảy mầm diễn ra thuận lợi. Rồi sau đó chuẩn bị nước sạch dùng khi rửa, ngâm hay trồng hạt cỏ lúa mì. Và cuối cùng, nguyên liệu quan trọng nhất chính là hạt giống cỏ lúa mì.
Ngâm và ủ cho hạt nảy mầm. Trước khi ngâm hạt, bạn cần phải rửa để làm sạch hạt. Đong hạt vào rây, xả dưới vòi nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, hạt lép. Nếu sử dụng khay 38x38cm, bạn có thể đong khoảng 2 cốc hạt giống. Sau khi rửa thì bạn tiến hành ngâm hạt. Qúa trình này kích thích hạt giống nảy mầm để chuyển vào khay trồng. Các bước ngâm hạt là:
- Rót nước vào bát to. Cho lượng nước gấp ba lần lượng hạt giống. Cho hạt vào sau đó đậy kín miệng bát. Ngâm qua đêm khoảng 10 tiếng.
- Thay nước lần hai. Lượng nước vẫn gấp ba lần lượng hạt. Ngâm 10 tiếng. Lặp lại quá trình này thêm 1 lần nữa. Tổng cộng ngâm hạt 3 lần.
- Khi hạt giống đã nhú rễ, bạn chắt nước, lấy hạt ra nhẹ nhàng và đặt lên khay trồng.
Khám phá 3 cách trồng cỏ lúa mì và lưu ý để việc trồng trọt tại nhà đơn giản và cho chất lượng tốt nhất tại đây.
Lúa mì và lúa mạch – Giống hay khác nhau?
Trong quá trình tìm hiểu cỏ lúa mì siêu thực phẩm, nhiều người nhầm lẫn nó với lúa mạch. Có nhiều tình huống trồng hạt lúa mạch tại nhà làm nước ép. Vì họ nhầm hạt của hai loại thực phẩm này.
Hạt cỏ lúa mì hay bị nhầm lẫn với lúa mạch
Lí do bởi vì giữa chúng có nhiều điểm chung. Trong thế giới ngũ cốc, lúa mì và lúa mạch là loại ngũ cốc có nguồn gốc lâu đời. Hình dáng của chúng cũng có nhiều tương đồng.
Cả lúa mì và lúa mạch đều là những loại ngũ cốc đã được trồng từ 10.000 năm trước. Chúng là một trong những loại ngũ cốc được thuần hóa sớm nhất. Và giờ đây trở thành cây lương thực chính được sử dụng để sản xuất thức ăn và đồ uống cho cả người và trong chăn nuôi. Không có nhiều điểm khác nhau giữa lúa mì và lúa mạch do chúng đều thuộc họ cỏ, cùng nhóm với lúa, mía và ngô. Hạt của lúa mì và lúa mạch được tạo thành từ 3 lớp. Trong đó, lớp mầm nằm ở trong cùng chứa nhiều dinh dưỡng. Bao ngoài là lớp nội nhũ chứa tinh bột và protein. Lớp vỏ cám ngoài cùng giàu chất xơ, vitamin B và khoáng chất. Trên bề mặt, lúa mì và lúa mạch rất giống nhau.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt hàm lượng dinh dưỡng, chúng khá khác nhau. Cụ thể, trong 100g lúa mì chứa 13g đạm, 11.3g chất xơ và 57.5g carbohydrate. Lượng chất béo trong 100g khoảng 2.5g và cung cấp 305 kcal. Trong khi đó, 100g lúa mạch thô cung cấp 288 kcal. Các giá trị dinh dưỡng khác là 10.3g đạm, 2.4g chất béo, 56g carbohydrate và 14.5g chất xơ. Về các khoáng chất, cả hai có nhiều mangan, selen, đồng, phốt pho và sắt. Chúng cũng chứa nhiều vitamin nhóm B1, B6, PP và vitamin E.
Công dụng sức khỏe của cỏ lúa mì và lúa mạch có khác nhau không?
Lúa mì và lúa mạch đều có khía cạnh tốt sức khỏe. Lúa mạch có hỗ trợ làm sạch hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nó còn được ứng dụng cho các phương pháp chữa bệnh về da. Nghiên cứu chứng minh chế độ ăn với lúa mạch giúp điều trị chàm, vẩy nến và viêm da. Nó cũng hỗ trợ điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá.
Trong khi đó, lúa mì chưa qua chế biến kĩ rất tốt cho đường ruột. Một bộ phận khác của lúa mì – cỏ lúa mì hay cây lúa mì non giờ đây được coi là siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp. Nó có khả năng cân bằng môi trường axit – bazo trong cơ thể. Nó thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ quá trình thải độc. Chất dinh dưỡng trong mầm lúa mì giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích quá trình tạo máu, tăng khả năng trao đổi chất. Mầm lúa mì còn chứa hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thừ và các bệnh về máu, tiểu đường.
Hãy tìm hiểu thêm về hai loại ngũ cốc thú vị này. Từ đó, không còn nhầm lẫn khi lựa chọn hạt cỏ lúa mì để chăm sóc sức khỏe.
- Khám phá bài viết tại đây.
Hi vọng chuỗi các bài viết về chủ đề cỏ lúa mì đã giúp bạn hiểu hơn về loại siêu thực phẩm này. Sau khi hiểu rõ, hãy thêm nó một cách hợp lý vào chế độ ăn uống phù hợp với bản thân và gia đình bạn nhé. Chúc bạn và người thương yêu luôn mạnh khỏe và tràn đầy niềm vui sống.