Bệnh tiểu đường luôn là nỗi ám ảnh của mọi người vì nhiều biến chứng khó lường. Căn bệnh này ngày nay không chỉ xuất hiện ở người già mà còn cả người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy làm sao để phát hiện ra bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Savas Nutrition để tìm hiểu nhé!
1.Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường – là bệnh mãn tính và rất nguy hiểm. Mắc tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn vượt quá mức cho phép. Điều này khiến cơ thể bị thiếu đề kháng với insulin trầm trọng. Từ đó, đường trong máu bị rối loạn chuyển hóa. Các chất bột đường sẽ khó chuyển hóa được nên cơ thể thường ít năng lượng. Đó là lý do người bị bệnh tiểu đường không nên ăn những gì có lượng bột đường cao.
Có 3 loại bệnh tiểu đường mà bạn cần phải lưu ý:
- Tiểu đường type 1: Đây là loại tiểu đường do người mắc bệnh bị thiếu hụt insulin. Nguyên nhân là do tuyến tụy không tạo ra được insulin. Bệnh này không phổ biến và thường xuất hiện ở trẻ em.
- Tiểu đường type 2: Tiểu đường type 2 là loại tiểu đường hay phổ biến nhất. Theo số liệu thống kê, có tới 90 – 95% người bị tiểu đường type 2. Loại tiểu đường type 2 vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không chuyển hóa được lượng đường.
- Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ phổ biến với phụ nữ mang thai. Đây là bệnh nguy hiểm nhưng lại có khả năng tự hết được sau khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé sau này thì phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2.Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu, cứ 20 người trưởng thành thì có ít nhất 1 người mắc bệnh tiểu đường. Tuy vậy, không phải ai cũng phát hiện kịp thời và điều trị bệnh này đúng cách. Các triệu chứng của tiểu đường không rõ rệt, vì thế mà bạn luôn cần quan tâm đến cơ thể của mình. Một vài dấu hiệu về bệnh tiểu đường bạn nên biết gồm:
Luôn trong tình trạng khát nước
Khát nước vốn là trạng thái bình thường của mỗi người. Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường dù uống bao nhiêu nước cũng thấy không đủ. Nguyên do là bởi lượng đường trong máu tăng cao, vậy nên lượng nước trong tế bào sẽ bị tác ra để tiếp thêm cho lượng đường dư ra.
Đi tiểu nhiều lần
Uống nước nhiều trong ngày là một trong những nguyên do gây ra việc đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, với người đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày còn là do lượng đường trong máu quá nhiều. Vì vậy mà thận luôn phải hoạt động để tiết ra lượng đường dư thừa. Hãy hạn chế uống nước quá nhiều, thay vào đó, người bị bệnh tiểu đường nên ăn những gì chứa nhiều nước như rau củ quả. Vừa tốt cho sức khỏe, vừa không bị hại thận.
Sụt cân đột ngột
Nếu cân nặng của bạn tụt xuống bất ngờ mà không phải do giảm cân thì nên lập tức đi khám. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý. Khi lượng insulin thiếu hụt, protein và mỡ sẽ bị suy giảm dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Khi cơ thể không thể hấp thụ chất bột đường cần thiết thì cơ thể bạn sẽ luôn thiếu đi năng lượng để hoạt động. Chính vì vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy đói, mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao,…
Khó lành vết thương
Nếu vết thương của bạn lâu lành và có hiện tượng nhiễm trùng dù đã dùng đủ thuốc thì hãy đi khám cẩn thận. Đây là triệu chứng mà bạn không nên xem thường. Khi lượng đường trong máu tăng cao thì hệ thống miễn dịch sẽ bị giảm trầm trọng. Bởi vậy, khả năng đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng dễ dẫn tới nhiễm trùng hoặc các bệnh ngoài da.
3.Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người bởi không phải ai cũng biết chế độ ăn đúng đắn. Để đảm bảo ngăn ngừa cũng như giảm nguy cơ tiểu đường tăng cao thì bạn cần ăn một cách khoa học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh tiểu đường nên ăn:
Đối với chất bột đường
Đây là chất bạn cần hạn chế tối đa nếu bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua nhóm chất này vì cơ thể sẽ không có năng lượng. Đặc biệt, thiếu chất bột đường thì trí nhớ của bạn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy nên, bạn có thể thay cơm trắng bằng các thực phẩm ít chất bột đường hơn. Ví dụ như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo nứt, khoai lang, khoai sắn, bánh mì đen,…
Đối với chất đạm
Người bệnh nên tăng cường nạp chất đạm từ các loại cá như: cá hồi, cá ngừ,… Bên cạnh đó, hãy thường xuyên ăn thịt bò hoặc ức gà để không bị đọng mỡ. Hạn chế tối đa thịt lợn là tốt nhất. Để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng cao, bạn nên chế biến đơn giản như: Hấp, luộc, áp chảo,…
Bệnh tiểu đường nên ăn gì – Đối với chất béo
Tuyệt đối không được ăn đồ ngọt như bánh kẹo hay nước ca ga. Bạn vẫn có thể nạp chất béo ở những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Chúng gồm: dầu đậu nành, lạc, vừng, dầu olive, quả bơ,…
Bệnh tiểu đường nên ăn gì – Đối với chất xơ
Đây là nhóm chất mà người bị bệnh tiểu đường đặc biệt nên ăn để giảm những gì độc hại nhất có trong cơ thể. Các loại rau xanh tốt cho người bị tiểu đường gồm: Tảo xoắn, bông cải xanh, cần tây, diếp cá, cái kale, cà rốt, súp lơ, cải bó xôi, tía tô, củ dền, rau má,… Đặc biệt, đây đều là những loại rau củ có chứa trong bột dinh dưỡng Grenio Super Green Meal. Vì thế, bạn có thể sử dụng hằng ngày để nạp đủ chất xơ cần thiết cho cơ thể. Giảm nguy cơ bị gia tăng lượng đường trong máu. Một vài công dụng tuyệt vời của bột Grenio mà rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường mà không bết nên ăn gì gồm:
- Không chứa đường kính, an toàn tuyệt đối với người bị tiểu đường
- Hàm lượng chất xơ cao, tạo cảm giác no lâu, tránh thèm ăn
- Chứa các loại vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin C rất tốt cho người đang bị tiểu đường
- Chỉ cần sử dụng 1 gói đã có đủ năng lượng cho một ngày mà không cần nạp các chất đạm từ thực phẩm
- Hỗ trợ quá trình ăn eat clean hiệu quả, cân bằng lượng đường trong máu
4. Bệnh tiểu đường nên ăn kiêng gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì người bị bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý những món nên ăn kiêng để đảm bảo những gì tốt nhất cho cơ thể. Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để khiến bệnh tiểu đường không phát triển mạnh đó là không làm lượng đường huyết tăng. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý:
- Kiêng ăn gạo trắng, bánh mì hay các loại bánh có nhiều chất bột đường
- Kiêng các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa
- Kiêng các loại thịt lợn mỡ, da của gia cầm, bánh kẹo, nước có ga
- Kiêng các loại đồ sấy khô, đồ ăn nhanh, đồ có chất bảo quản,…
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu bệnh tiểu đường là gì và bị bệnh tiểu đường thì nên ăn gì? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường tại website Savasnutrition.com.