Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là câu hỏi phổ biến nhất của các bà bầu khi bị mắc bệnh này. Thực chất, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Đặc biệt là những người đang bị tiểu đường thai kỳ bởi phải kiêng nhiều loại chất. Ăn uống đúng cách sẽ hạn chế được cách biến chứng nguy hiểm và không bị ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Savas Nutrition để tìm hiểu thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường thai kỳ nhé!
1.Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là đối với phụ nữ mang bầu. Theo số liệu thống kê, có tới 20% số phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này. Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi tình trạng đường trong máu ở mức rất cao. Cụ thể là khi cơ thể mẹ bầu nạp chất bột đường thì loại đường glucose này sẽ đi vào máu.
Cơ quan tuyến tụy có nhiệm vụ phải tạo ra insulin để vận chuyển các tế bào, giảm lượng đường trong máu. Tuyến tụy phải hoạt động gấp 3 – 4 lần bình thường để tạo ra đủ insulin. Ngược lại, nếu không sản xuất đủ insulin thì sẽ khiến lượng đường tăng cao. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện. Tình trạng này thường xuất hiện khi mẹ mang thai từ tuần 24 – 28. Nếu không đi khám và phát hiện kịp thời thì rất dễ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2.
2. Điều trị tiểu đường thai kỳ như nào?
Khi có đủ dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ: Mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sụt cân đột ngột, nhiễm trùng da,… Bạn nên lập tức đi xét nghiệm và tuôn thủ phương pháp điều trị một cách nghiêm ngặt. Một vài cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ ở nhà gồm:
Tuân thủ quy tắc ăn uống – Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ, câu hỏi “nên ăn gì”, ăn sao cho đúng luôn là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý một vài quy tắc khi ăn như sau:
- Duy trì đúng mức đường trong máu ở khả năng an toàn.
- Nạp đủ calo cần thiết mỗi ngày để cơ thể không bị kiệt sức. Lượng calo cho bà bầu sẽ trung bình từ 1800 – 2200 tùy cơ thể béo hay gầy.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển, tránh để lại các biến chứng.
- Chỉ nên nạp từ 10 – 20% calo của protein, 30% chất béo không bão hòa, 40% từ chất bột đường.
Luôn vận động trong nhà
Đối với bà bầu, việc thường xuyên phải đi lại, tập luyện hẳn không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc vận động vô cùng quan trọng. Bà bầu nên dành ra từ 20 – 35 phút mỗi ngày để đi lại giúp máu lưu thông tốt hơn.
Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
Đây là phương pháp tưởng không cần thiết nhưng thực ra lại vô cùng quan trọng. Việc thường xuyên kiểm tra đường trong máu sẽ giúp bạn xác định được chế độ ăn hợp lý. Có kế hoạch ăn uống, tập luyện và ngủ nghỉ đúng đắn để không bị tăng cao hay thiếu hụt đường trong máu. Cách tốt nhất là nên kiểm tra trước và sau giờ ăn từ 1 – 2 tiếng.
Uống thuốc đúng giờ
Dù bị bệnh gì, việc luyện tập thói quen uống thuốc đúng giờ là điều nên làm. Khi bạn uống thuốc đúng giờ thì cơ thể sẽ tạo ra đồng hồ sinh học để tiếp nhận thuốc tốt. Từ đó, việc kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ được đảm bảo tuyệt đối. Thai nhi cũng được bảo vệ, không xảy ra các biến chứng sau này.
3.Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
- Chất bột đường: Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không được bỏ chất bột đường. Thiếu chất này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Thay vào đó, bạn có thể nạp từ các loại thực phẩm lành mạnh như: hạt ngũ cốc, gạo lứt, khoai lang,…
- Chất đạm: Chất đạm vô cùng quan trọng để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Một vài thực phẩm tốt để tăng protein gồm: trứng, thịt bò, đậu hũ, đậu phụ,…
- Chất béo có lợi: Mẹ đặc biệt nên nạp chất béo lành mạnh như omega-3 để giúp thai nhi phát triển tốt trí não. Đặc biệt, chất béo có lợi còn làm giảm sự phát triển của tiểu đường thai kỳ. Bạn nên ăn cá hồi, cá trích, các loại hạt, dầu oliu, bơ,…
- Vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu cần nạp đủ các vi chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, axit folic, kẽm, kali. Ngoài ra, đừng quên nạp đủ vitamin A, vitamin D, nhóm vitamin B,… Nhờ vậy, hệ thống miễn dịch sẽ tốt hơn, tránh vi khuẩn xâm nhập. Không gây ra biến chứng cho trẻ cũng như việc sinh non,..
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
- Tuyệt đối tránh các loại thực phẩm gia tăng lượng đường huyết như: bánh ngọt, các loại cây, kem, chè, các loại quả ngọt,…
- Hạn chế nêm nếm đồ ăn bằng muối, đường, hạt nêm,… để phòng ngừa huyết áp tăng cao.
- Tránh các loại thực phẩm đã chế biến ngoài hàng. Hạn chế tối đa đồ ăn chiên dầu mỡ hay có chất bảo quản.
- Không nên nạp các thực phẩm có chứa chất béo tăng mỡ máu như: Lòng đỏ trứng, nội tạng,…
- Không được uống nước có ga, chè, rượu, bia, cà phê,…
4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, cách phòng ngừa ra sao,… Thì bạn hãy tìm hiểu về các loại bột dinh dưỡng. Bột dinh dưỡng không chứa lượng đường kính nhiều như sữa nên đặc biệt tốt. Bạn có thể tham khảo bột dinh dưỡng Grenio Super Green Meal – Sản phẩm được triệu bà mẹ tin dùng. Đặc điểm khiến bột dinh dưỡng Grenio trở thành sản phẩm hàng đầu để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ gồm:
- Nói không với đường kính – Giúp cơ thể duy trì lượng đường huyết ở mức tốt và luôn được thanh lọc hiệu quả.
- Không có chất bảo quản – Đảm bảo sức khỏe an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi.
- Có chứa 12 loại rau xanh cực tốt cho người đang giảm cân cũng như đang mắc tiểu đường thai kỳ: Tảo xoắn, cải kale, diếp cá, tía tô, củ dền, cải xanh,…Giúp bà bầu giữ cân tốt, không tồn đọng lượng mỡ dư thừa khi mang thai.
- Chứa đủ các loại dưỡng chất hàng đầu cho cơ thể: Vitamin, chất khoáng, chất đạm, chất xơ, chất bột đường. Giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần lạc quan và vui vẻ.
- Ngũ cốc đặc biệt tốt cho người đang mắc tiểu đường thai kỳ: Yến mạch, mầm lúa mì, hạt kê, đậu đỏ, đậu xanh, hạt chia,.. Vậy nên mỗi ngày chỉ cần 1 gói là đã có đủ năng lượng cho mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin về người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có những kiến thức bổ ích. Tìm hiểu thêm về bột Grenio Super Green Meal tại website: Savasnutrition.com