Thời điểm dịch bệnh, giao mùa như này chính là lúc cơ thể dễ bị suy yếu nhất. Nếu biết cách chăm sóc bản thân thì việc tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tác nhân xấu gây hại xâm nhập sẽ vô cùng dễ dàng. Còn ngược lại, nếu không tự phòng tránh, bảo vệ thì sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Đây là quy tắc rất quan trọng mà bất kì ai cũng phải tự ý thức được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giúp cơ thể tăng đề kháng trong mùa dịch. Vậy thì hãy cùng Savas Nutrition tìm hiểu ngay nhé!
1. Bạn đã hiểu về sức đề kháng chưa?
Tăng sức đề kháng là chìa khóa giúp bạn có thể giảm thiểu tình trạng mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ miễn dịch. Hơn nữa, còn có thể giảm thiểu sự nguy hiểm của virus khi chẳng may bị xâm nhập. Giúp cơ thể có lá chắn khỏe mạnh để năng chặn các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài. Vậy thì trước khi bỏ túi các kinh nghiệm để tăng đề kháng, ta cần hiểu rõ chúng là gì.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là cụm từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trong 2 năm trở lại đây. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm của từ này. Theo BS.CK2. Võ Minh Tân – Trưởng Khoa Viện Dinh dưỡng chia sẻ: “Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh”. Ngay từ khi còn là thai nhi, sức đề kháng đã được hình thành để chống lại các tác nhân bất lợi. Tuy nhiên, sức đề kháng không tự nhiên mà khỏe được, phải có sự hình thành dần dần nhờ quá trình nạp dinh dưỡng, tăng năng lượng,…
Đặc biệt, bác sĩ cũng chia sẻ, sức đề kháng của trẻ còn non nớt hơn rất nhiều so với người lớn. Nguyên do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Những đứa trẻ không được ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường tập luyện thể chất, ở trong môi trường sạch sẽ,… Rất dễ bị suy yếu đề kháng, dẫn đến tình trạng thường xuyên bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,…
Tầm quan trọng của tăng sức đề kháng trong mùa dịch
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Đàn, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Thống Nhất cho biết: “Việc chú trọng tăng đề kháng rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành như này. Tăng dinh dưỡng cho cơ thể giúp hoạt động của hệ hô hấp, hệ miễn dịch trong đề kháng với bệnh COVID-19”. Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng: “Việc tăng đề kháng sẽ làm giảm biến chứng của virus gây ra”. Thực tế, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ tử vong của người nhiễm suy dinh dưỡng cao hơn gấp 10 lần so với người ăn uống, vận động đầy đủ. Bởi khi đó đề kháng của họ đã được tăng cao, có thể ngăn được tối đa sự phá hoại của virus vào cơ thể.
Hơn nữa, Covid – 19 là đại dịch lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới. Chúng có tầm hủy diệt cao và biến chủng sinh sôi rất nhanh chóng. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, đã có rất nhiều loại biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện như Alpha, Beta, Gamma, Delta và mới nhất là Omicron. Mỗi biến chủng mới sẽ ngày càng tăng sức công phá hơn và gây ra nhiều biến chứng hơn. Vì vậy, chúng ta phải tăng cường sức đề kháng để chung sống lâu dài với dịch bệnh.
2. Cách tăng sức đề kháng ngay tại nhà
Sức đề kháng là chìa khóa cho cơ thể khỏe mạnh, giúp tinh thần tươi mới. Đặc biệt là trong thời dịch như này, khi tất cả đều phải hạn chế ra đường. Thì đâu sẽ là phương pháp tăng đề kháng hiệu quả, đơn giản nhất? Nếu chưa biết thì hãy bỏ túi ngay các gợi ý sau của Savas Nutrition nhé!
Ngủ đủ giấc
Nếu như bạn nghĩ chỉ cần ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng là có thể tăng đề kháng hiệu quả. Thì đó hoàn toàn là suy nghĩ thiếu sót. Bởi, để sức đề kháng có thể phát triển mạnh nhất thì ta cần đảm bảo sức khỏe đủ cho: Hệ hô hấp, hệ thần kinh – tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ vận động,… Và để hệ thần kinh có thể khỏe mạnh thì ngủ đủ giấc.
Theo các chuyên gia, ngủ đủ giấc là giấc ngủ trong một ngày phải đảm bảo từ 7 – 8 tiếng. Tuy nhiên, ngủ 8 tiếng là phải ngủ sớm, dậy sớm thì tinh thần mới minh mẫn. Nhiều người có thói quen thức khuya, ngủ từ 2 giờ đêm đến 10 sáng hôm sau. Đây hoàn toàn là sai lầm, dù bạn có ngủ đủ 8 tiếng thì cơ thể cũng mệt mỏi. Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, một giấc ngủ ngon sẽ giúp sản sinh ra meletonin. Đây là chất giúp ức chế estrogen, tăng cường hệ miễn dịch.
Ăn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng
Ăn đủ chưa phải là tất cả để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Muốn tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe miễn dịch thì phải ăn uống dinh dưỡng. Chế độ ăn hợp lý đóng vai trò thiết yếu hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân xấu. Một chế độ ăn dinh dưỡng phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: Tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Trong đó, rau củ quả là thực phẩm cần bổ sung đều đặn hằng ngày, càng nhiều càng tốt. Bởi chúng hội tụ đủ các dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Hơn nữa còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt, tinh thần sảng khoai hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên nạp nhiều trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao. Gồm: chanh, bưởi, cam, kiwi, nho, quýt, ớt chuông đỏ,… Còn lại, hãy thường xuyên thay đổi các món ăn trong tuần sao cho đa dạng và bổ dưỡng. Và đặc biệt là nên hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, bột đường,…
Xem chi tiết: Thực đơn ăn tăng sức đề kháng cho người mới bắt đầu.
Hoạt động thể chất
Ngoài việc nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thì việc tâp luyện cũng là điều không thể bỏ qua. Nếu bạn là người chưa từng tập luyện thể dục hay rất hiếm khi tập thì nên thay đổi ngay. Bởi khi thể dục, quá trình hoạt động sẽ thúc đẩy việc bài tiết mồ hôi trong cơ thể. Đây cũng là lúc các độc tố trong người nhanh chóng được đẩy ra và tăng cường quá trình trao đổi chất hơn. Từ đó, hệ thống miễn dịch sẽ được khỏe mạnh vì không còn độc tố vây quanh.
Hơn nữa, với những người thường xuyên tập luyện thì cơ thể cũng khỏe mạnh hơn nhiều. Sẽ không bị mệt mỏi, đau nhức khi hoạt động nặng,… Nhờ thế mà tình trạng bị ốm, sốt, nhiễm bệnh cũng sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Tập luyện thể dục không hạn chế bất cứ đối tượng nào. Hơn thế, cũng có rất nhiều hình thức bài tập từ nặng – nhẹ, dài – ngắn,… khác nhau. Vậy nên bất kì ai cũng có thể áp dụng được, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Theo các chuyên gia, chỉ cần 30 phút đạp xa hay chạy bộ cũng có thể giải phóng tối đa hormone endorphin. Là hormone giúp giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn đó!
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá,… là những chất kích thích vô cùng độc hại đối với đề kháng của mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu, việc uống rượu, bia ở một lượng vừa phải sẽ khá có ích cho tinh thần. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều, uống hằng ngày thì sẽ làm giảm chức năng của các tế bào bạch cầu. Từ đó làm suy giảm đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Mất đi rào chắn để chống lại sự tấn công của các mầm bệnh.
Do vậy, việc hạn chế sử dụng chất kích thích sẽ giúp bạn giữ minh mẫn và tăng sức đề kháng tốt. Bạn có thể thay đổi dần lối sống lành mạnh bằng cách áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng. Uống nước detox, thường xuyên tập luyện,… Như vậy thì tinh thần, ý chí sẽ thay đổi và không còn cảm hứng với rượu, bia nữa!
Giảm căng thẳng giúp tăng sức đề kháng
Căng thẳng hay còn biết đến với tên quen thuộc hơn là stress. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến với bất kì người trẻ nào. Bởi ở độ tuổi trẻ trung, nhiều hoài bão thì công việc cũng sẽ nhiều hơn. Từ đó dẫn đến làm việc quá độ, bỏ bê ăn uống, thức khuya dậy sớm,.. Và lâu dẫn khiến tinh thần căng thẳng, cơ thể suy nhược và phá hoại đề kháng nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, nếu căng thẳng kéo dài hoặc thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Bởi chúng sẽ tiết ra hormone rối loạn, làm nhiễu hệ miễn dịch và là điều kiện thuận lợi để virus tấn công. Vậy nên, việc giữ sức khỏe tinh thần “khỏe mạnh” là điều không bao giờ thừa và cần được chú trọng tuyệt đối. Một vài cách làm giảm căng thẳng mà bạn có thể áp dụng gồm: Ngồi thiền, suy nghĩ tích cực, viết nhật ký. Giảm bớt công việc, xây dựng thời gian biểu một cách khoa học,…
Thay đổi môi trường sống giúp tăng sức đề kháng
Môi trường sống có tác động mạnh mẽ tới việc tăng sức đề kháng của mỗi người. Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì người sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành. Sẽ có sức đề kháng khỏe hơn những người ở trong nơi bừa bộn, ẩm thấp,… Đây là điều hiển nhiên rồi, bởi bất kì một nơi nào không được vệ sinh thường xuyên. Cũng sẽ sinh sôi vi khuẩn, vi rút, nấm mốc,… Bạn hãy bắt đầu thay đổi môi trường sống của mình bằng cách. Hạn chế tích trữ đồ thừa trong phòng, học cách để đồ ngăn nắp, lau dọn phòng ít nhất 2 lần/1 tuần,…
Bên cạnh đó cũng đừng quên phải vệ sinh thân thể cẩn thận đó! Chỉ đơn giản như việc rửa tay bằng xà phòng, bạn cũng cần thực hiện đủ và đúng cách. Ngoài ra, nên chú ý thường xuyên đeo khẩu trang, không chạm tay vào những đồ vật ở nơi công cộng để đảm bảo an toàn cho đề kháng trong mùa dịch bệnh này nhé!
3.Tăng sức đề kháng cho trẻ như nào?
Đối với trẻ nhỏ thì việc đảm bảo sức đề kháng còn cấp thiết hơn rất nhiều. Hơn nữa, vì sức đề kháng còn khá non nớt, không có đủ thể trạng như người lớn. Nên cách để tăng sức đề kháng cũng cần đảm bảo hơn. Cách để tăng đề kháng cho trẻ như sau:
Tăng sức đề kháng cho bé sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh thì để tăng sức đề kháng tốt nhất chính là uống sữa mẹ. Nhiều bà mẹ hiện đại thường có xu hướng cho con uống sữa ngoài ngay khi còn nhỏ. Điều này là hoàn toàn không nên bởi như vậy, bé sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu trong sữa mẹ. Không có đủ đề kháng như khuyến nghị tiêu chuẩn đề ra. Cho trẻ sở sinh bú sữa mẹ sẽ tăng được nguồn kháng thể dồi dào, tránh được nhiều loại bệnh.
Bên cạnh đó, đã có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh được rằng. Sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, vi khuẩn, virus,… gây hại. Từ đó hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, dưỡng chất trong sữa mẹ có khả năng chống lại nhiễm trùng cực tốt. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên duy trì cho bé uống sữa mẹ từ 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng là tốt nhất.
Tăng sức đề kháng cho bé từ 2 tuổi trở lên
Các bé từ sau 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi thì đề kháng đã hình thành rõ ràng và khỏe hơn. Vậy nên, việc có thể dừng sữa mẹ hoàn toàn là điều cần thiết. Thay vào đó, bé đã có thể ăn được nhiều thực phẩm thông thường như người lớn. Vậy nên, bạn cần đảm bảo chế độ ăn của bé của đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Áp dụng đúng quy tắc, tăng cường chất xơ, chất khoáng, vitamin, protein và giảm chất béo, chất bột đường. Như vậy bé sẽ có đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh mà lại không lo bị thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, nên đảm bảo cho bé uống đủ nước để quá trình trao đổi chất cũng như thanh lọc. Diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,… Và thường xuyên ăn các loại trái cây để cung cấp vitamin C, tắm nắng để hấp thụ vitamin D,…
4.Các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng
Vitamin E – tăng sức đề kháng
Bên cạnh tác dụng cho làn da, mái tóc thì vitamin E có khả năng tăng sức đề kháng cực tốt. Tuy thế nhưng hầu như cơ thể sống mỗi người để thiếu hụt loại vitamin này. Nguyên do là bởi vitamin E không xuất hiện nhiều trong thực phẩm hằng ngày như các loại vitamin khác. Bạn có thể nạp chất dinh dưỡng từ vitamin E qua các viên uống dạng nén cũng được.
Bật mí thêm cho bạn biết là trong loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa để ngăn chặn nhiễm trùng. Vậy nên chúng góp phần không nhỏ vào việc hạn chế viêm nhiễm trong cơ thể. Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, không bị các tác nhân xấu xâm nhập và làm hại. Những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin E cao gồm: Hạnh nhân, đậu phộng/bơ đậu phộng, hạt hướng dương, hạt phỉ. Ngoài ra còn có các loại dầu như dầu hướng dương, dầu hoa rum và dầu đậu nành, giá đỗ.
Vitamin D
Vitamin D là loại vitamin khá đặc biệt bởi chúng không cần hấp thụ qua thực phẩm giống nhiều loại vitamin khác. Chỉ cần đứng dưới ánh nắng mặt trời là cơ thể đã được cung cấp lượng vitamin D thiết yếu. Nghe tưởng dễ như vậy nhưng thực chất, theo nhiều kết quả nghiên cứu thực tế. Thì đa phần ở cơ thể mọi người đều bị thiếu vitamin D trầm trọng. Bởi mọi người làm việc trong phòng nhiều và thường lãng quên việc ra ngoài hít không khí, tắm nắng,… Đặc biệt, người thường xuyên hấp thụ vitamin D sẽ có sức đề kháng cao hơn những người nạp ít chất vitamin này. Ngoài tắm nắng, bạn có thể ăn các loại thực phẩm như: cá, sữa, ngũ cốc để bổ sung vitamin D.
Vitamin A – tăng sức đề kháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh. Vậy nên, ăn rau ngoài tăng cường chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì còn tăng sức đề kháng đáng kể. Hơn thế, nạp nhiều vitamin A sẽ ngặn chặn được các loại bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng và nhanh lành hơn sau khi phẫu thuật. Hầu hết các loại thực phẩm đều có vitamin A như: cá, thịt, sữa, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, dưa chuột,…
5. Sử dụng Grenio tăng sức đề kháng
Tăng sức đề kháng có rất nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào sự thích ứng của mỗi cơ thể mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thực phẩm chức năng để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cũng như các dưỡng chất tốt dành riêng cho việc tăng đề kháng. Savas Nutrition xin giới thiệu cho các bạn thực phẩm bổ sung Grenio. Sản phẩm hàng đầu trên thị trường hiện nay chuyên dụng tăng sức đề kháng.
Nói vậy là bởi thành phần của Grenio được nghiên cứu và sản xuất với hàm lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn phù hợp với mọi đối tượng. Và đã được kiểm nghiệm bởi Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ. Hơn thế, trong 1 gói Grenio gồm có:
- Chứa tới 30+ siêu thực phẩm bổ dưỡng. Nhờ thế mà cơ thể loại bỏ được mọi loại độc tố và tăng dinh dưỡng thiết yếu. Tác dụng 3 trong 1, vừa giảm cân, thanh lọc mà còn tăng sức đề kháng.
- Chất xơ dồi dào từ nhiều loại rau xanh: cần tây, cải kale, cà rốt, bong cải xanh, tảo xoắn, hoa đậu biếc, củ dề,… Vậy nên chỉ cần sử dụng 1 gói là bạn có thể thay thế cho 1 bữa ăn và đảm bảo đủ chất, no lâu.
- Chứa hàm lượng ngũ cốc cao từ các loại hạt, đậu, yến mạch,… giúp cơ thể luôn có nguồn năng lượng dồi dào. Tăng sức đề kháng để ngăn ngừa mọi loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
Xem chi tiết: Grenio – Thực phẩm dinh dưỡng tăng đề kháng.
Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về giảm mỡ bụng dưới. Ngoài ra, để tham khảo thêm các bài viết về tăng sức đề kháng, bạn có thể truy cập website tại Savasnutrition.com. Chúc các bạn áp dụng phương pháp tăng đề kháng thành công!