Đậu xanh vốn là một trong những loại đậu thông dụng nhất với mọi gia đình. Đây là thứ thực phẩm tuy dân giã, đời thường nhưng lại mang giá trị dinh dưỡng cao. Đậu xanh không chỉ có trong các bài thuộc dân gian mà còn được sử dụng nhiều trong nấu nướng. Các món từ đậu xanh có khả năng giải độc, thanh nhiệt cơ thể cực tốt. Hôm nay, hãy cùng Savas Nutrition tìm hiểu món cháo đậu xanh để xem chúng bổ dưỡng ra sao, cách làm như nào nhé!
1. Tại sao nên ăn cháo đậu xanh?
Chất dinh dưỡng trong đậu xanh
Đậu xanh được mệnh danh là “vua” các loại đâu. Đó không chỉ bởi sự thông dụng của đậu xanh, mà còn vì những dưỡng chất tuyệt vời trong chúng. Đậu xanh được ứng dụng nhiều trong Đông y. Xét về hương vị, chúng có vị khá ngọt, hơi tanh và rất bổ nguyên khí. Thường xuất hiện trong các bài thuốc giải độc, thanh nhiệt, cảm sốt,…
Ngày nay, đậu xanh cũng có nhiều tác dụng trong y học hiện đại. Các dưỡng chất trong hạt đậu này rất đa dạng, giúp người đang bị bệnh có thể tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong một hạt đậu xanh có chứa: Các loại vitamin E, A, C, K và vitamin nhóm B. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất như: Canxi, kali, kẽm, sắt, đồng, magie,…
Tác dụng của cháo đậu xanh
Vì mang tính hàn nên đậu xanh có khả năng giúp cơ thể thanh nhiệt tốt. Phù hợp với những người có hiện tượng say nắng, nhiệt miệng, nóng trong, mụn nhọt,… Ngoài ra, trong đậu xanh chứa lượng chất xơ hòa tan cao nên khi ăn cháo, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động mạnh hơn. Nguyên do là bởi chất xơ đi qua đường tiêu hóa sẽ làm trôi đi các chất béo tích tụ lâu ngày.
Nhờ lợi ích trên mà khi người béo, người bị tiểu đường khi ăn cháo đậu xanh sẽ có cảm giác no lâu. Loại bỏ tối đa cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, phụ nữ khi bị tiểu đường thai kì có thể ăn cháo này để ổn định lượng đường trong máu. Tránh các biến chứng hay hiện tượng nguy hiểm khác như: chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp,…
2. Cách làm cháo đậu xanh thanh nhiệt
Bên cạnh cơm hay xôi thì cháo chính là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Cháo đậu xanh cũng là món ăn vô cùng thông dụng và phù hợp cho mọi đối tượng để giải độc cho cơ thể. Nếu bạn chưa biết làm cháo đậu xanh sao cho ngon nhất thì hãy bỏ túi công thức làm cháo đậu xanh bò bằm sau đây:
Nguyên liệu:
- Gạo nếp 150 gram
- Gạo tẻ 50 gram
- Đậu xanh 50 gram
- Xương ống 200 gram
- Thịt bò xay 100 gram
- Hành tím 1 củ
- Hành lá, tía tô, giá đỗ,…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Đầu tiên, bạn sơ chế thật sạch phần gạo nếp, gạo tẻ và ngâm trong khoảng 30 phút.
Đậu xanh làm tương tự và ngâm khoảng 1 tiếng để mềm hơn. Lưu ý sau khi ngâm phải để ráo nước.
Rửa sạch phần xương ống và chần qua nước sôi để khử bỏ mùi hôi và chất bẩn. Sau đó hầm xương với 1,5 lít nước (không đậy nắp để tránh nước cốt bị đục).
Bước 2: Nấu cháo
Khi nước hầm xương đã sôi, bạn cho phần gạo nếp và tẻ vào đun. Lưu ý để lửa nhỏ.
Thường xuyên hớt bọt và khuấy đều cháo để không bị khê nồi.
Bước 3: Làm bò bằm
100 gram thịt bò xay ướp cùng 1/3 thìa muối, 1/3 thìa hạt tiêu, nửa thìa hạt nêm, nửa thìa nước mắm.
Hành tím sau khi lột vỏ thì bạn thái lát rồi băm nhuyễn. Sau đó cho vào chảo để phi thơm. Cuối cùng đổ phần thịt bò vào xào đến khi săn lại là hoàn thành.
Bước 4: Thành phẩm
Khi cháo đã chín, bạn có thể múc ra bát lớn. Sau đó cho phần bò bằm đã hoàn thiện lên trên.
Hành lá, tía tô, giá đỗ sau khi rửa sạch sẽ thái ra khoảng 3-4cm. Sau đó cho vào bát cháo là hoàn thiện.
Với món cháo đậu xanh này, bạn có thể ăn bất cứ lúc nào và đặc biệt tốt cho người cần giải nhiệt khi ốm. Nếu muốn tăng sự hấp dẫn và dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể thêm loại rau củ tùy thích. Và đừng quên hãy bảo quản thật kín trong ngăn lạnh nếu không ăn hết nhé!
3. Ai không nên ăn cháo đậu xanh?
Cũng giống như nhiều món ăn khác, tuy chứa lượng dưỡng chất dồi dào nhưng không phải ai cũng có thể ăn cháo đậu xanh. Nguyên do là bởi trong cơ thể mỗi người sẽ có những chất không thể tiếp nhận được. Đặc biệt là với những người đang thay đổi nội tiết tố bên trong. Vậy nên, để tránh gặp phải các trường hợp xấu thì những đối tượng dưới đây nên lưu ý:
- Những người cơ thể có tính hàn (Chân tay thường xuyên lạnh lạnh, yếu ớt. Xương khớp thường xuyên đau nhức khi trái gió trở trời,…) Thì không nên ăn cháo đậu xanh vì chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Hàm lượng dưỡng chất trong đậu xanh khá cao nên người già, trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Vì rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi,…
- Khi đang đói, tuyệt đối không nên ăn cháo đậu xanh vì tính hàn của loại cháo này sẽ dễ khiến dạ dày của bạn bị co bóp. Ảnh hưởng xấu tới tình trạng dạ dày.
Xem thêm cách làm sữa đậu xanh ngay TẠI ĐÂY.
- Phụ nữ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hãy hạn chế ăn đậu xanh hay các món ăn từ đậu xanh thì rất dễ bị chướng bụng, khiến cho kì kinh nguyệt trở nên mệt mỏi hơn.
- Người đang sử dụng thuốc Đông y thì không nên nạp các dưỡng chất từ. Đậu xanh có khả năng hóa giải toàn bộ dưỡng chất có từ thuốc, khiến thuốc trở nên vô tác dụng.
Qua bài viết này, Savas Nutrition mong rằng đã cung cấp đủ thông tin và cách làm cháo đậu xanh cho bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công công thức nấu trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thực đơn dinh dưỡng, thực phẩm lành mạnh, bạn có thể truy cập website Savasnutrition.com để được tư vấn nhé!