Nhiều người gặp phải vấn đề dạ dày do thói quen sinh hoạt không điều độ. Trong đó, căn bệnh viêm loét dạ dày vô cùng phổ biến. Nó gây ra cơn đau cản trở sinh hoạt cũng như là nguy cơ dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm. Vậy những biểu hiện của căn bệnh này là gì? Cần có chế độ ăn và sinh hoạt như thế nào để giúp điều trị và giảm đau? Hãy cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi nhé!
Tìm hiểu về viêm loét dạ dày
Trước khi đi sâu vào chế độ ăn, sinh hoạt cho người loét dạ dày, hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Bệnh này là gì?
Đây là căn bệnh do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ở niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét. Tình trạng sưng viêm diễn ra tại các vùng lở loét. Các vết loét này là nguyên nhân gây đau, khó chịu cho người bệnh. Đây là căn bệnh có tính chất mạn tính, khó điều trị, dễ tái phát và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Nguy cơ dẫn đến viêm loét
Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh loét dạ dày. Nó liên quan đến cả di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt.
- Di truyền: Bệnh này có tính chất di truyền. Nó xuất hiện với tần suất cao ở một số gia đình qua các thế hệ.
- Căng thẳng kéo dài. Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu kéo dài dễ dẫn đến căn bệnh loét dạ dày. Lý do là vì khi căng thẳng, não bộ kích thích sản sinh axit trong dạ dày. Các axit này nếu không được kiểm soát có khả năng gây ra các vết loét trên niêm mạc dạ dày.
- Thói quen ăn uống. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dạ dày. Những người có xu hướng ăn cay, ăn mặn, lạnh, cứng thường dễ gặp vấn đề viêm loét dạ dày hơn bình thường.
- Ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá đói, thức khuya, ăn khuya là yếu tố góp phần làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng chất kích thích. Bia rượu và thuốc lá chứa các chất có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng kích thích cơ chế sản sinh cortisol – Một tác nhân làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Các chất này cũng làm chậm sự lành sẹo, cản trở quá trình điều trị bệnh viêm loét.
Biểu hiện của bệnh loét dạ dày tá tràng
Khi gặp phải bệnh này, có một số biểu hiện để bạn có thể nhận ra. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe cơ thể và đến thăm khám bác sĩ ngay khi cần thiết.
- Đau vùng trên rốn. Đây là triệu chứng luôn luôn xuất hiện khi bị loét dạ dày. Nó cũng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, dễ nhận biết. Tùy vị trí viêm loét mà tính chất đau có thể khó chịu, âm ỉ hoặc dữ dội. Việc đau vào lúc nào cũng phụ thuộc vào vị trí ổ loét. Có người bị đau ngay sau ăn, có người lại đau sau đó 1 tiếng hoặc vài tiếng.
- Đạu bụng khi loét dạ dày đau thành từng cơn, có tính chu kì và theo từng đợt. Bạn có thể theo dõi tính chất cơn đau để xác định vấn đề gặp phải.
- Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: Nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng, ợ chua. Ngoài ra, bạn có thể sụt cân nhẹ trong đợt loét. Sau đó sẽ trở lại bình thường.
Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Khi bị loét dạ dày, qua một thời gian nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm.
- Chảy máu vế loét hay xuất huyết hệ tiêu hóa. Đây là biến chướng rất phổ biến. Có tới 20% bệnh nhân loét dạ dày có một hay nhiều lần chảy máu. Vấn đề này nguy hiểm, gây đau, cản trở sinh hoạt. Vì vậy cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
- Sau chảy máu, biến chứng thứ hai là thủng hay dò vết loét. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau dữ dội như bị dao đâm. Lúc đó, bệnh đã bắt đầu trở nặng hơn và bạn cần đến gặp ngay bác sĩ.
- Tỷ lê bị ung thư dạ dày vì viêm loét chiếm khoảng 5-10%. Khi thời gian viêm loét kéo dài trên 10 năm và người bệnh không có chế độ phù hợp sẽ có thể dẫn đến ung thư.
Không nên ăn gì khi bị loét dạ dày?
Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh khi niêm mạc dạ dày bị loét.
Không nên uống sữa, đồ có cồn khi viêm loét dạ dày
Sữa tươi không có khả năng làm liền hay hỗ trợ giảm nhẹ các vết viêm loét. Thay vào đó, nó sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Các axit này sẽ tiếp tục ăn mòn niêm mạc dạ dày và làm tình trạng loét tệ hơn. Nếu muốn dùng sữa, bạn nên dùng một ít một và dùng khi đã ăn trước đó.
Rượu và các đồ có cồn đều có khả năng làm tình trạng viêm loét tệ hơn. Thứ nhất, nó kích thích dạ dày gây ra các cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, chất có trong rượu bia sẽ làm lan rộng các vết viêm loét hơn. Caffeine cũng được khuyên nên hạn chế nếu bạn bị loét dạ dày. Lý do vì chất kích thích có trong nó sẽ khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn. Từ đó, các vị trí viêm loét sẽ dễ bị ảnh hưởng và gây ra cơn đau. Tốt nhất bạn nên đợi khi vết loét lành hẳn mới sử dụng đồ có caffeine như cà phê, trà,…
Viêm loét dạ dày không ăn gì?
Bên cạnh đồ uống, bạn cũng nên chú ý đến vấn đề đồ ăn khi bị loét dạ dày. Một số loại thức ăn bạn không nên ăn là:
Đồ ăn giàu chất béo. Các loại thức ăn này tốn nhiều thời gian tiêu hóa, gây áp lực lên dạ dày. Từ đó nó gây đau và chướng bụng, khó tiêu. Đây là nguyên nhân làm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn hãy hạn chế tiêu thụ đồ nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn thức ăn được chế biến ở dạng luộc, hấp.
Đồ ăn cay không tốt cho vết viêm loét. Nếu sử dụng trong thời gian dài, đồ cay nóng là nguyên nhân gây ra các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Nếu đã gặp phải vấn đề này, ăn đồ cay sẽ làm tình trạng tệ hơn. Nó làm tổn thương các vết loét, có thể gây chảy máu vết loét hoặc dạ dày co bóp mạnh gây đau đớn.
Trái cây có tính axit tự nhiên. Một số loại hoa quả rất tốt như cam, chanh, cà chua nhưng người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế. Lý do vì axit có trong các loại quả này có thể làm tình trạng vết loét thêm nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn kèm thức ăn khác và với lượng vừa phải thì phản ứng có thể không xảy ra dữ dội.
Grenio phù hợp cho người viêm loét dạ dày
Những người có vấn đề với dạ dày cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đây là những yếu tố giúp dạ dày khỏe mạnh lâu dài. Những người đau dạ dày có nhiều lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không gây đau như sữa, bột dinh dưỡng, cháo dinh dưỡng,… Tuy nhiên, ít có sản phẩm có dinh dưỡng dồi dào như Grenio Super Meal. Nó là thực đơn lý tưởng dành cho những người bị loét dạ dày không thể ăn uống thô cứng.
- Sản phẩm sở hữu hơn 30 loại siêu thực phẩm bột rau củ, bột hạt, collagen. Từ đó, nó bổ sung 4 nhóm chất đạm – xơ – béo – tinh bột, thay thế bữa ăn chính hoặc phụ trong ngày. Bạn không lo thiếu chất vì đau dạ dày không ăn uống được nhiều. Các thành phần có trong Grenio như bột rau xanh súp lơ, cải xoăn, cần tây hay bột ngũ cốc, bột hạt đều là thực phẩm giúp giảm đau dạ dày.
- Nhanh gọn trong chế biến. 3 phút 1 bữa ăn dinh dưỡng giúp giảm đau bao tử. Nó có thể chế biến thành cháo, sinh tố, pha với nước, sữa hạt. Đuề là những món ăn mềm, lỏng, không gây áp lực lên dạ dày. Tiện lợi trong bảo quản
- Nhiều lợi ích tuyệt vời. Tăng cường thể lực, điều chỉnh cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, điều hóa nội tiết tố, ngăn ngừa bệnh tật.
- Sản phẩm hoàn toàn không đường – sữa – đậu nành – chất bảo quản. Phù hợp cho mọi đối tượng: Trẻ em, người già, người ăn kiêng, ăn chay, tiểu đường…
Chuỗi bài viết về đau dạ dày:
- Tổng hợp các bài về đau dạ dày tại đây.
- Tìm hiểu thêm về triệu chứng đau dạ dày.
- Các nguyên nhân khác gây vấn đề cho dạ dày là gì? Khám phá tại đây.
- Tìm hiểu chế độ ăn và sinh hoạt giúp giảm đau dạ dày tại đây.
- Chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà như nào?
- Phương pháp chữa bệnh dạ dày theo dân gian, khám phá tại đây nhé!
- Các loại thực phẩm tốt cho dạ dày là gì? Khám phá tại đây nhé!
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh loét dạ dày. Mong bạn có thể tìm được chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để tránh các cơn đau. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui sống.