Để có được sức khỏe, tránh khỏi mọi loại bệnh thì vai trò của hệ thống miễn dịch là rất lớn. Hệ miễn dịch là màng chắn bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, vi rút cùng các tác nhân gây hại khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về kết cấu cũng như vai trò của hệ miễn dịch. Vậy thì hôm nay, hãy cùng Savas Nutrition tìm hiểu cách tăng cường hệ miễn dịch nhé!
1. Hệ miễn dịch là gì?
Theo thuật ngữ y khoa, hệ miễn dịch hay còn biết đến là “Immune System”, là mạng lưới gồm các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Các thành phần này kết hợp với nhau tại thành màng chắn bảo vệ con người khỏi tác nhân xấu từ môi trường. Hệ thống miễn dịch nằm ở mọi nơi trong cơ thể con người, chúng gồm: Amidan cổ họng, hệ tiêu hóa. Tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.
Như vậy có thể thấy, việc rải rác các thành phần của hệ miễn dịch vừa có lợi vừa có hại. Nếu biết cách tăng cường hệ miễn dịch thì sẽ bảo vệ được mọi cơ quan đoàn thể. Tuy nhiên, nếu một cơ quan bị vi khuẩn xâm nhập thì cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
2. Vai trò của hệ miễn dịch
Bảo vệ cơ thể các bệnh truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm ngày nay vô cùng phổ biến và dễ lây lan hơn bất cứ điều gì. Minh chứng rõ nhất chính là Đại dịch Covid – 19 đã khiến hàng trăm triệu người bị truyền nhiễm. Điểm ưu việt của hệ thống miễn dịch đó là khả năng phát hiện các kháng nguyên khác nhau. Từ đó có thể phát huy chức năng và loại bỏ mọi yếu tố xâm nhập. Cụ thể nhất đó là tránh được các bệnh dễ lây như: cảm cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ,… Và nghiêm trọng hơn có thể là các bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung do virus HPV xâm nhập cùng nhiều yếu tố khác. Vậy nên áp dụng cách tăng cường hệ miễn dịch là rất cần thiết.
Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
Sức đề kháng khỏe mạnh là điều bất kì ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, di truyền cơ thể mỗi người lại khác nhau. Thế nhưng nếu biết cách tăng cường hệ miễn dịch thì sức đề kháng sẽ được cải thiện nhất định. Và có thê tạo ra kháng thể sau những lần mặc bệnh đầu tiên, chống lại các virus tương tự khi tiếp xúc lần 2. Nhờ vậy mà trẻ cũng sẽ bớt bị cảm vặt thông thường khi giao mùa.
Và để thực hiện cách tăng cường hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại những bệnh đó. Thì cha mẹ phải đưa con đi tiêm phòng đầy đủ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Ngoài các mũi vắc xin bắt buộc, cha mẹ cũng nên tiêm mũi chống cảm vặt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
3. Cách tăng cường hệ miễn dịch
Cách tăng cường hệ miễn dịch – Nạp nhiều chất dinh dưỡng
Một minh chứng cụ thể về việc ăn thực phẩm sạch, dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chính là tỉ lệ người nhiễm Covid – 19 ở phương Tây so với Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố khách quan khác thì yếu tố ăn uống quá nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm dầu mỡ,… Chính là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của họ không cao như người Việt Nam. Bởi vậy mà khi bạn ở gần virus corona, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập được vào cơ thể và tăng tỉ lệ tử vong.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất thì bạn hãy thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình. Bổ sung các loại vitamin hằng ngày là một việc vô cùng cần thiết. Những hợp chất hữu cơ này sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng được các dưỡng chất. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và tái tạo được các tế bào miễn dịch.
>> Xem thêm: Thực đơn eat clean chi tiết cho người mới bắt đầu.
Cách tăng cường hệ miễn dịch – Tham gia vào các hoạt động thể thao
Thể dục thể thao là một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch cực hiệu quả. Đơn giản là khi bạn hoạt động thì các chất độc tố sẽ nhanh chóng được thải ra. Thay vào đó là quá trình kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng trong cơ thể.
Không cần mất quá nhiều thời gian, bạn chỉ cần duy trì 30 – 40 phút một ngày. Để tập thể dục hoặc hoạt động ngoài trời. Đặc biệt, chỉ cần ra ngoài trời hấp thụ ánh sáng thì bạn cũng đã nạp được vitamin D. Là một trong những loại vitamin bị thiếu hụt nhiều nhất của người Việt.
>> Xem thêm: Các bài tập đơn giản ngay tại nhà giúp tăng hệ miễn dịch.
Cách tăng cường hệ miễn dịch – Quản lý căng thẳng
Theo các chuyên gia, việc căng thẳng quá mức có thể tạo nên hệ thống ngăn chặn. Các phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn. Nguyên do là bởi sự can thiệp của hormone cortisol xâm nhập vào cơ thể được tạo ra do căng thẳng. Chúng ảnh hưởng tới các tế bè T – cụ thể là tế bào miễn dịch. Từ đó làm suy giảm kháng thể IGA trong đường ruột và hệ hô hấp. Khi các tuyến phòng thủ đầu tiên này suy giảm thì các hàng tuyến phía sau sẽ nhanh chóng ảnh hưởng.
Vậy nên thay vì căng thẳng, bạn cần cân bằng cuộc sống của mình. Hãy học cách xây dựng thời gian biểu, làm việc một cách khoa học để không bị quá sức. Đặc biệt, hãy thường xuyên dành cho bản thân thời gian riêng, làm thứ mình thích. Như vậy thì bạn sẽ sớm lấy được năng lượng tích cực. Để có thể chiến đấu với những căng thẳng bên ngoài.
Ngủ đủ 8 tiếng
Tám tiếng một ngày dành cho việc ngủ là con số hoàn toàn có khoa học. Việc này không chỉ đảm bảo sức khỏe, giúp cân bằng đồng hồ sinh học của bạn. Mà còn hỗ trợ giảm mỡ bụng dưới, hạn chế việc ăn đêm hại sức khỏe. Nguyên do là bởi khi bạn ngủ đủ giấc, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các chất. Để bảo vệ và chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Chất này sẽ đảm nhiệm vai trò chống lại vi khuẩn và vi rút hiệu quả.
Ngược lại, nếu bạn không ngủ đủ giấc thì cơ thể sẽ rất khó sản sinh ra kháng thể và cytokine. Đặc biệt, thiếu ngủ lâu dài còn làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ, thừa cân. Tiểu đường hay các bệnh về tim mạch,… Vậy nên dù có bận như nào thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian khoa học. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày kết hợp với uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch nhé!
Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi, bạn đã có thêm hiểu biết về cách tăng cường hệ miễn dịch. Đừng quên truy cập website Savasnutrition.com để cập nhật những thông tin mới nhất về dinh dưỡng nhé!