Tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh tiểu đường phát triển dần dần, qua nhiều năm. Vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng có thể rất khó nhận ra; và bạn có thể nghĩ rằng đó là một cái gì đó bình thường trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, đây là triệu chứng chính; nhưng không phải ai cũng bị thừa cân. Vậy để hiểu sâu hơn tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất. Đó là một căn bệnh mãn tính; trong đó cơ thể không thể kiểm soát và điều chỉnh được lượng đường trong máu. Đầu tiên, các tế bào trong cơ thể trở nên kháng với insulin. Insulin hoạt động như một chìa khóa để đưa glucose (đường huyết) di chuyển từ máu vào các tế bào; nơi chuyển hóa chúng thành năng lượng.
Khi các tế bào trở nên kháng insulin; nó đòi hỏi nhiều insulin hơn để di chuyển glucose vào các tế bào; và quá trình nhiều đường vẫn nằm trong máu. Theo thời gian, nếu các tế bào cần nhiều insulin hơn; tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để theo kịp và bắt đầu thất bại. Từ đó lượng đường sẽ bị tích tụ lại trong máu gây nên lượng đường huyết cao và dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh khởi phát là tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin; mà cơ thể cần cho quá trình chuyển hóa Glucose. Một số yếu tố dưới đây được cho là liên quan đến vấn đề này:
- Yếu tố di truyền
- Tuổi tác cùng quá trình lão hóa chung của cơ thể
- Chế độ ăn dư thừa chất béo và carbohydrate
- Ít vận động
- Thừa cân, béo phì
- Huyết áp cao
- Từng bị tiểu đường thai kỳ
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
- Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ
- Mất ngủ kéo dài
- Bỏ bữa sáng liên tục
Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2; dựa vào một số triệu chứng lâm sàng điển hình sau đây:
- Thường xuyên khát nước
- Đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày, nhất là tiểu đêm
- Hay có cảm giác đói, ngay cả khi vừa ăn xong
- Giảm cân không kiểm soát
- Vết thương chậm lành, dù là trầy xước nhẹ
- Mệt mỏi, tầm nhìn giảm sút
- Viêm nướu
- Xuất hiện nhiều vết thâm nám trên bề mặt da
Hầu hết các dạng bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, thai kỳ; đều có những triệu chứng tương tự nhau. Khi gặp phải các dấu hiệu trên; bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không – Biến chứng thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này là do lượng đường trong máu cao khiến các mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương, khả năng miễn dịch suy yếu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường. Và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra với nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể:
- Biến chứng cấp tính của tiểu đường tuýp 2 là gì: lượng đường máu tăng cao khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Nguy cơ tử vong do hôn mê tăng đường huyết là rất cao.
Biến chứng tim và mạch máu bao gồm bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
- Biến chứng thần kinh: đường máu tăng cao khiến mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh bị tổn thương, đặc biệt là ở chân. Nếu việc kiểm soát đường huyết không tốt có thể gây mất toàn bộ cảm giác ở các chi. Ngoài ra, biến chứng tiểu đường tuýp 2 có thể làm tổn thương sợi thần kinh kiểm soát tiêu hóa gây nên tình trạng ói mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và có thể gây nên tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
- Biến chứng thận: thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ giữ chức năng lọc chất thải khỏi cơ thể. Khi đường máu tăng cao khiến hệ thống lọc này bị tổn thương dẫn đến suy thận.
- Biến chứng mắt làm tổn thương mạch máu võng mạc dẫn tới giảm thị lực hoặc có thể gây mù hoàn toàn. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đục tinh thể, glaucoma.
Biện pháp điều trị hiệu quả tiểu đường tuýp 2 là gì?
Hướng dẫn điều trị này chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở giai đoạn không có bệnh cấp tính – ví dụ nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng cấp, hoặc phẫu thuật, hoặc ung thư… Hướng dẫn này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi, mắc bệnh đái tháo đường type 1.
Mục đích điều trị bệnh tiểu đường type 2
- Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
- Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo).
Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 2
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh đái tháo đường.
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu…
Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ biến chứng như: Khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, tảo spirulina…
Thực phẩm cho người mắc tiểu đường tuýp 2 là gì?
Có thể nói rằng đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, thực phẩm đóng vai trò quan trọng tương với thuốc điều trị. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được đường huyết nếu ăn uống không kiêng khem. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học bao gồm: giảm các thực phẩm với thành phần là chất bột đường được chuyển hóa nhanh như cơm, cháo, bánh mì… trong chế độ ăn và thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang (lá, củ), rau đay, mùng tơi, đậu xanh, đậu tương, đậu đen… Tránh sử dụng các loại nước ngọt chứa nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.
Cùng với chế độ ăn thì việc vận động thể chất đều đặn mỗi ngày cũng rất quan trọng trong việc giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng.