Bệnh tiểu đường sống được bao lâu; luôn là nỗi trăn trở của nhiều người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe; nhưng tuổi thọ của người bệnh tiểu đường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Vì vậy, người bệnh cần biết cách sống chung khoa học với căn bệnh này; để luôn vui khỏe và không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ.

1. Tiểu đường sống bao lâu?

Người tiểu đường sống được bao lâu? Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã tiến hành một cuộc khảo sát về tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường:

  • Đối tượng: Hơn 20000 người Mỹ trên 50 tuổi, chia làm 2 nhóm:
  • Nhóm 1: Người bệnh tiểu đường.
  • Nhóm 2: Người bình thường.
  • Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1998 đến 2012.
  • Mục đích: Nghiên cứu mối liên quan giữa đái tháo đường và suy giảm chức năng thể chất.
  • Kết quả:
  • Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong sớm hơn người bình thường là 4 – 6 năm.
  • Đối với nhóm người bệnh tiểu đường thì trở ngại trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL) đến sớm hơn 6-7 năm.
  • Đối với nam giới cao tuổi: Người bệnh có tần suất gặp những vấn đề trên là 20 – 24%, nhóm người không mắc bệnh chỉ có 12 – 16%.

Tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 1

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc đối với người tiểu đường tuýp 1 cho kết quả bất ngờ. Người mắc bệnh sống trung bình 63 đến 65 năm, ít hơn người bình thường 20 năm.

Ngoài ra, có một nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi thọ người tiểu đường type 1:

  • Ở nữ: Tuổi thọ giảm 11 tuổi.
  • Ở nam: Tuổi thọ giảm 13 tuổi.

Tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 2

Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2; thì bệnh tiểu đường sống được bao lâu phụ thuộc vào yếu tố:

  • Lối sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Sự chăm sóc sức khỏe.
  • Liệu trình điều trị: Thuốc, thời gian điều trị.

Nếu bạn có một lối sống lành mạnh, bổ sung những thực phẩm tốt và điều trị đúng chỉ định của bác sĩ thì tuổi thọ có thể kéo dài.

2. Các nguyên nhân gây giảm tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường ít nhiều sẽ bị suy giảm tuổi thọ do những biến chứng mà căn bệnh này mang lại. Chính các biến chứng nguy hiểm xảy ra ở tất cả các bộ phận của cơ thể làm cho sức khỏe bị suy yếu dẫn đến tử vong.

Một số những biến chứng nặng nề của bệnh tiểu đường mà các bạn cần lưu ý để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng thêm:

  • Các biến chứng xảy ra ở tim mạch, các bệnh võng mạc, suy thận… Có đến 68% các ca tử vong ở người bệnh tiểu đường do biến chứng tim mạch như huyết áp, đột quỵ,…
  • Các biến chứng ở thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ cũng khiến cho tuổi thọ bị suy giảm, có thể dẫn đến tử vong đột ngột như rối loạn nhịp tim, tê bì,…
  • Nhiễm trùng, vết thương lâu lành chính là biến chứng cực kỳ nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường khi bị thương sẽ rất lâu lành và tình trạng hoại tử xảy ra dần khiến cho bệnh nhân phải tháo bỏ các khớp,….

3. Cách ngăn ngừa biến chứng. Tự trả lời câu hỏi tiểu đường sống bao lâu của chính mình

Chính những biến chứng đã làm cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường bị suy yếu. Do đó, bản thân người bệnh và những người có người thân mắc bệnh lý này nên học cách để sống chung với bệnh khoa học nhất như:

Lối sống lành mạnh

Bạn nên duy trì những chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, tránh xa các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe. Đặt biệt hạn chế độ ăn nhiều đường, nhiều muối,… để tim và tĩnh mạch không bị ảnh hưởng xấu thêm.

Tái khám thường xuyên

Việc tái khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh và biến chứng. Do đó, nên duy trì chế độ thăm khám thường xuyên tại bệnh viện hoặc bác sĩ có chuyên môn.

Kiểm soát tốt các bệnh lý quyết định bệnh tiểu đường sống bao lâu

Bạn nên chú ý theo dõi các triệu chứng của cơ thể để kiểm soát tốt các biến chứng. Nếu các biến chứng được kiểm soát tốt, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường vẫn sẽ rất cao.

Như vậy câu hỏi bệnh tiểu đường sống bao lâu đã được giải đáp. Do đó, mọi người mà đặc biệt là người bệnh nên duy trì các thói quen sống tốt, đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát sức khỏe và nói không với bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của căn bệnh này nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *