Hầu hết gia đình có con mắc bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh chưa có kiến thức về bệnh. Việc phát hiện bệnh thường chậm trễ. Các bé chỉ được đưa đến cơ sở y tế khi đã rơi vào tình trạng nặng, li bì, hôn mê. Tiểu đường ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện âm thầm, không đặc trưng; khiến người lớn rất dễ bỏ qua. Như: bé bú nhiều, đi tiểu nhiều, sốt kéo dài, chậm tăng cân so với các trẻ bình thường khác. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; giúp cha mẹ nhận biết các biểu hiện sớm của bệnh; và đưa con đi khám kịp thời. Đây chính là chìa khóa giúp cứu sống nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

1. Tiểu đường ở trẻ sơ sinh phát hiện rất khó khăn

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường; là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong máu làm lượng đường trong máu bị tăng lên. Tiểu đường ở trẻ có thể xảy ra trong sinh non, nhiễm trùng, truyền dịch; hoặc cũng có thể do thuốc. Bệnh không thường xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của trẻ; mà xảy ra vào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi. Nhìn chung rất khó phát hiện bệnh vì các biểu hiện ban đầu thường giống như cảm cúm thông thường. Chính vì thế mà việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiểu đường gặp rất nhiều khó khăn.

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh phát hiện rất khó khăn
Phát hiện tiểu đường ở trẻ nhỏ rất khó khăn

2. Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Dưới đây là một số những biểu hiện thường gặp của bệnh; để giúp các bậc cha mẹ có thể phát hiện được và đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.

Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai là nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai là nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ sơ sinh
Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai là nguy cơ mắc tiểu đường

Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý và theo dõi kịp thời ngay từ ban đầu.

Thể trạng bé mệt mỏi, hay đói và ngủ nhiều

Trẻ có những cơn đói rất dữ dội, kéo dài và xảy ra thường xuyên. Kể cả khi trẻ vừa ăn xong cũng đã thấy đói. Điều này là do sự thiếu insulin làm giảm trầm trọng lượng đường trong cơ thể; khiến giảm đi năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khiến cho cơ thể bé cần phải nạp thêm chất khiến nhanh đói; nếu không được nạp thêm sẽ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng. Đồng thời, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường khoảng từ 3-4 tiếng nhằm giảm sự hoạt động của cơ thể vì thiếu năng lượng; cũng là một trong các yếu tố của bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh.

Bú nhiều, tiểu tiện nhiều lần

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh tiểu đường thì bé thường cảm thấy khát nước, đòi bú nhiều cũng như đi tiểu nhiều. Đó là do lượng đường trong máu trẻ bị tích tụ quá nhiều dẫn đến thận phải hoạt động liên tục để lọc, và hấp thụ lượng đường dư thừa. Chính vì thế mà bé thèm bú, đồi uống nước liên tục và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Với trường hợp này, bố mẹ có thể nhận biết nhanh bằng cách đó là sau khi bé đi tiểu thấy kiến bu vào nước tiểu do có chứa đường.

Sút cân, không tăng cân trong thời gian dài

Mặc dù trẻ nhanh đói và ăn nhiều hơn, nhưng thực tế thì các mô trong cơ thể trẻ lại không nhận được chất dinh dưỡng. Nguồn năng lượng từ thức ăn mà sẽ lấy từ mô mỡ của cơ thể. Do vậy mà trẻ sụt cân bất thường mặc dù các bữa ăn và dinh dưỡng vẫn đầy đủ.

Một số dấu hiệu khác của tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bước sang giai đoạn chuyển nặng của bệnh tiểu đường với các biểu hiện như sau: thở gấp, thở nhanh, trẻ co giật, hôn mê, đau bụng, nhìn mờ, dễ kích động, mất tri giác thì bố mẹ cần nhanh chóng cho bé nhập viện để được theo dõi và điều trị.

3. Phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh hiệu quả

Để kiểm soát đường huyết trẻ sơ sinh tăng cao thì bố mẹ cần tuân theo những biện pháp sau:

  • Có phương pháp và chế độ ăn uống khoa học cho bé ngay từ khi mới sinh.
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho trẻ. Đặc biệt là xét nghiệm chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh.
  • Có chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng hợp lý cho trẻ.
tiểu đường ở trẻ sơ sinh để điều trị thành công thì cần kiểm soát tốt đường huyết của trẻ
Để điều trị thành công thì cần kiểm soát tốt đường huyết của trẻ

Phương pháp điều trị hợp lý

Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người lớn thì tiểu đường ở trẻ sơ sinh để điều trị thành công thì cần kiểm soát tốt đường huyết của trẻ.

  • Giai đoạn đầu: Trẻ phải thử máu cũng như tiêm thuốc nhiều lần trong ngày.
  • Giai đoạn lâu dài: Xét nghiệm phân tích gen để có được phương pháp điều trị phù hợp. Để điều trị bằng insulin thì cần phải xem xét xem trẻ có thể tiêm hay uống thuốc.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh. Nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc hãy liên hệ đến cơ sở y tế uy tín để được giải đáp kịp thời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *