Báo cáo ở hầu hết quốc gia hiện cho thấy độ tuổi của người mắc bệnh ngày càng trẻ. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Trước đây, tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trung và cao tuổi (40 tuổi trở lên). Nhưng hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí ở tuổi vị thành niên.

Lo ngại bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi

Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017; cứ 11 người trưởng thành (từ 20 đến 79 tuổi) có một người mắc bệnh. Khoảng 1/6 số trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ.  

Nghiên cứu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh của Bộ Y tế; cho thấy bệnh tiểu đường hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba tại Việt Nam; sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Trong năm 2017, có 29.000 người chết do các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường; tương đương với 80 ca tử vong một ngày.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người trẻ hiện nay thường bận rộn với công việc, gánh nặng “cơm áo gạo tiền”. Đây là nguyên nhân chính khiến họ khó có thể duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ.

Vì thiếu thời gian rảnh, họ có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn không tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột đường. Từ đó, cơ thể bắt đầu chịu ảnh hưởng và phát sinh ra các bệnh như tiểu đường.

Triệu chứng phát hiện tiểu đường ở người trẻ tuổi

Nếu bạn đang nhận thấy sức khỏe có những điểm bất thường. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để phát hiện triệu chứng của bệnh tiểu đường kịp thời.

1. Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần

Khi lượng đường trong máu vượt mức an toàn, cơ thể sẽ cần đến một lượng nước lớn để làm loãng phần đường bị đọng lại trong máu. Vì lý do này, bạn sẽ cảm thấy khát nước liên tục; từ đó không tránh khỏi đi tiểu nhiều lần.

Do vậy, khi thấy cơ thể thường xuyên khát nước và đi tiểu quá 7 lần một ngày. Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám ngay để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh.

2. Bị đói, sụt cân bất thường ở người trẻ

Người bệnh tiểu đường sẽ gặp triệu chứng sụt cân trong giai đoạn đầu của bệnh. Lý giải cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi đường không thể chuyển hóa tới các tế bào, cơ thể thường xuyên cảm thấy đói. Lúc này, nó sẽ bắt đầu sử dụng protein và lipid để tạo ra năng lượng thay thế.

Tiểu đường ở người trẻ tuổi khiến cho người bệnh phải đối mặt với tình trạng giảm cân bất thường, trung bình từ 5-10 kg trong 2-3 tháng.

3. Bệnh tiểu đường khiến người trẻ giảm thị lực

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ sản sinh thêm đường sorbitol – một loại đường có tác động tiêu cực tới thị lực. Khi cơ thể chứa nhiều đường sorbitol, tầm nhìn sẽ không được rõ ràng. Người bệnh sẽ cảm thấy như có gì đó cản trở tầm nhìn của mình. Thị lực sẽ giảm đi rõ rệt ở giai đoạn này.

Bên cạnh 3 triệu chứng cơ bản trên, bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi còn có thể gặp các triệu chứng khác như ngứa hay tê bì chân tay. Cơ thể sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi

Bệnh tiểu đường và tim mạch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đường huyết càng cao thì thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng lâu, rủi ro mắc các biến chứng tim mạch càng lớn và một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường chính là bệnh tim và đột quỵ.

Ngày càng có nhiều trường hợp biến chứng do tiểu đường. Trong đó phổ biến và rất hay gặp là các biến chứng liên quan đến bệnh lý tim mạch. Theo số liệu gần đây nhất, có tới khoảng 70% các trường hợp ở bệnh nhân tiểu đường tử vong đều liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm về bệnh lý cũng như những biểu hiện lâm sàng của bệnh; sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch ở các bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi là nguyên nhân gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc; làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn các phân tử mỡ dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong. Kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc; hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.

Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương; sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính của tiểu cầu. Hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch gây tắc mạch cấp tính gây nên các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đe doạ nghiêm trọng tính mạng người bệnh. Tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu não… tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi, đi cà nhắc cách hồi, hoại tử chi, cắt cụt chi…

Tiểu đường đang đánh vào những người nghèo nhất, khó khăn nhất. Tại Việt Nam, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế ước tính có khoảng 3,5 triệu người tiểu đường, chiếm khoảng 6% dân số. Tốc độ phát triển tiểu đường vượt xa tốc độ phát triển kinh tế. Chúng ta đang nằm trong khu vực có tốc độ gia tăng tiểu đường hàng năm là 15%. Đáng lo lại là có trên 50% người mắc tiểu đường không được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *