Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa; do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Dẫn đến lượng đường trong máu cao. Dự tính đến năm 2030; cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Khi mắc bệnh tiểu đường; cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Bao gồm cả thận, thần kinh, tim và đặc biệt là tiểu đường mắt mờ.

Các biến chứng gây mắt mờ của tiểu đường

Mờ mắt

Mờ mắt không còn là tình trạng xa lạ với các bệnh nhân tiểu đường lâu năm; đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đây là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bệnh tiểu đường đang xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến bạn bị mờ mắt là do lượng đường trong máu cao; làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng; làm thay đổi khả năng nhìn của bạn.

Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng đang rò rỉ vào ống kính của mắt. Điều này làm cho ống kính sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi đó khiến mắt bạn khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.

Khi gặp phải tình trạng này; mắt của người bệnh sẽ xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn (mắt nhìn thấy các chấm đen).

Ngoài ra, còn có các tia sáng lóe lên; các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan. Vì vậy cần phải tích cực theo dõi để bệnh không tiến triển dẫn đến tăng nhãn áp, mù lòa,…

Tăng nhãn áp (glaucoma)

Đây là 1 trong những biến chứng mắt của bệnh tiểu đường hay gặp nhất của tiểu đường mờ mắt. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng; người bệnh tiểu đường có thể gặp phải tình trạng này cao gấp 1,4 lần so với người bình thường. Đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi; hay những người mắc bệnh lâu năm thì nguy cơ bị tăng nhãn áp càng cao hơn.

Tăng nhãn áp là tình trạng xảy ra khi áp lực tích tụ trong một hoặc cả hai mắt, phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do áp lực trong mắt lớn khiến cho hệ thống thoát dịch lỏng chậm lại, khiến cho lượng dịch tích tụ ngày càng nhiều trong tiền phòng.

Các áp lực được tạo ra và chèn vào các mạch máu; nuôi dưỡng võng mạc cùng thần kinh thị giác. Từ đó khiến cho võng mạc và thần kinh thị giác bị tổn thương; khiến mắt bị mờ dần đi.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu thường xuyên. Đặc biệt là đau dữ dội ở phần hốc mắt, khi đi kiểm tra sẽ cho kết quả nhãn áp thường rất cao.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp; thì có thể làm giảm áp lực trong mắt. Giúp biến chứng không bị chuyển biến xấu đi. Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Dùng các loại thuốc uống và nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị bằng laser (cắt mống mắt chu biên) và cắt bè củng mạc.
  • Khi 2 cách điều trị trên không hiệu quả; thì bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng can thiệp của phẫu thuật.

Đục thủy tinh thể – diễn biến nặng của tiểu đường mờ mắt

Đây là biến chứng ở mắt hay gặp thứ 2 của người bệnh tiểu đường chiếm khoảng 60% bệnh nhân. Hay gặp nhất là ở người cao tuổi.

Khi mắt bị đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ thấy mắt mờ như có màn sương mù phía trước khiến bạn nhìn không rõ. Nguyên nhân do hàm lượng sorbitol dư thừa (một loại đường hình thành từ glucose), tạo thành cặn trong thủy tinh thể.

Đây là một trong những biến chứng của mắt gây khó khăn trong quá trình khám và chẩn đoán do rất khó để có thể quan sát được đáy mắt và hậu phòng.

Bên cạnh đó, tình này tiến triển nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực, nhòa, mờ mắt, chói sáng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên có phương pháp phòng tránh và bảo vệ khi mắt bị đục thủy tinh thể. Một số lưu ý mà bạn nên biết khi bạn bị đục thủy tinh thể như sau:

  • Nếu tình trạng đang ở mức độ nhẹ, bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài trời. Nên dùng loại mắt kính thuốc đeo có lớp chống chói để bảo vệ mắt.
  • Nếu mắt càng ngày càng mờ, bạn nên đi điều trị bằng cách phẫu thuật thay thủy tinh thể. Tuy nhiên, chỉ áp dụng khi đường huyết của bạn ≤ 9 để đảm bảo hiệu quả và phẫu thuật thành công.

Nguyên nhân khác gây mờ mắt là gì?

Mặc dù mắt mờ có thể là kết quả của bệnh tiểu đường, có những lý do khác khiến tầm nhìn bị mờ. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Khô mắt
  • Tật cận thị
  • Huyết áp thấp
  • Chấn thương mắt, viêm hoặc nhiễm trùng mắt
  • Một vài loại thuốc kê toa

Nếu bạn dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính hoặc thiết bị điện tử cầm tay, bạn có thể thấy tầm nhìn bị mờ. Điều này gọi là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số. Mắt bạn có thể cảm thấy mỏi do ánh sáng mờ hay chói bởi màn hình kỹ thuật số. Nếu bạn không ngồi xem ở khoảng cách thích hợp, bạn có thể có thêm vấn đề khác. Các dấu hiệu khác của mỏi mắt kỹ thuật số bao gồm đau đầu, khô mắt, và đau cổ hoặc đau vai. Bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách điều chỉnh không gian làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên.

Mờ mắt cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn của hệ miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và bệnh lupus. Điều trị có thể giảm bớt các triệu chứng như mắt mờ.

Đi khám bác sĩ lúc nào để tránh tiểu đường mờ mắt

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về mắt. Điều quan trọng là phải đi khám thường xuyên và kiểm tra mắt.

Hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các triệu chứng, cũng như tất cả các loại thuốc bạn dùng.

Mờ mắt có thể là một vấn đề nhỏ có thể khắc phục nhanh chóng, chẳng hạn như  nhỏ thuốc mắt hoặc đeo kính mới. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh mắt nghiêm trọng hoặc bệnh khác tiềm tàng ngoài tiểu đường. Đó là lý do tại sao bạn nên nói về mắt mờ và các thay đổi về tầm nhìn cho bác sĩ của bạn.

Trong nhiều trường hợp, điều trị sớm có thể khắc phục sự cố hoặc ngăn không cho bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nếu lượng đường trong máu ngoài tầm kiểm soát, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn làm thế nào để kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân phải được xác định trước khi bác sĩ đề nghị cho bạn một kế hoạch điều trị.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *