Nhiễm trùng là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hoại tử ở da. Diễn biến của bệnh thường phức tạp và nặng hơn so với bệnh nhân không bị tiểu đường.Trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời; sẽ dẫn tới tàn phế hoặc tử vong.

Biến chứng gây tiểu đường hoại tử ở da

Biến chứng mạch máu do tiểu đường được chia ra 2 loại. Biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành; bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương; làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như; thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi…

Tiểu đường hoại tử có nguy hiểm không?

Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi; sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn; có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

Người mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực, có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên; hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Khi các vùng cơ thể bị hoại tử; cách làm duy nhất chính là thực hiện cắt đi phần cơ thể đó. Phần thường xuyên chịu tác động này nhất chính là 2 chân. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp điều trị; phòng ngừa để tránh được những hậu quả đáng tiếc do tiểu đường hoại tử.

Cách giảm thiểu biến chứng ở da do tiểu đường

Thông thường, tổn thương mạch máu ngoại vi nếu kèm theo thần kinh ngoại vi sẽ khiến vết thương khó lành. Bệnh nhân tiểu đường còn có đường huyết cao. Đây là môi trường để vi khuẩn phát triển mạch, giảm đề kháng cơ thể. Do đó, các vết nhiễm khuẩn sẽ nhanh bị hoại tử nếu không điều trị kịp.

Bệnh nhân tiểu đường lâu năm thường dễ có nguy cơ tiểu đường bị hoại tử hơn. Bàn chân của bệnh nhân dễ biến dạng, chai, phồng da, loét bàn chân,…

Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ tiểu đường bị hoại tử là chân sóc bàn chân kĩ lưỡng. Bệnh nhân tiểu đường có thể tập luyện thể dục thể thao, kèm theo chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hoại tử.

Cách phòng tránh biến chứng hoại tử ở da do tiểu đường

Phòng tránh biến chứng bàn chân. Đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương, dẫn đến hậu quả nặng nề như hoại tử phải cắt cụt chân, nặng hơn có thể tử vong. Muốn phòng tránh biến chứng bàn chân tiểu đường người bệnh cần:

  • Kiểm tra bàn chân hằng ngày: Tìm vết đỏ, đau, mụn nước, vết cắt, vết trầy xước hoặc các vết loét khác. Nếu khó quan sát thì sử dụng gương hoặc nhờ người nhà giúp đỡ.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa chân hàng ngày bằng nước ấm: không ngâm chân trong nước quá lâu, tránh nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. luôn thử nhiệt độ của nước trước khi, luôn lau khô các kẽ chân sau khi rửa. Không sử dụng nước nóng làm ấm chân.
  • Giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai giúp tránh tiểu đường hoại tử: Sử dụng kem bôi trơn vaseline hoặc kem dưỡng ẩm để giữ cho da khỏi bị khô hoặc nứt, ngăn ngừa hình thành các vết chai. Tuy nhiên tránh thoa kem vào kẽ chân, vì dể gây nên nhiễm trùng nếu có trầy xước.
  • Cắt móng chân thường xuyên: Cắt móng thẳng, tránh cắt khoé móng, dũa móng mịn, tránh sắc cạnh dễ gây tổn thương da. Nếu bị mất cảm giác bàn chân, không nên tự cắt móng mà nên nhờ người nhà giúp đỡ.

Luôn mang giày và vớ mềm: Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời, tránh giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương bàn chân, không sử dụng băng dính trên chân, không cắt vết chai.

  • Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân: thường xuyên luôn cử động cẳng, bàn chân mỗi hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn, không mặc vớ và quần quá chật, tránh mang vớ thun vì gây giảm lưu lượng máu đến chân. Mang vớ với các đường nối ở bên ngoài để tránh chà sát vào bàn chân. Thay vớ hàng ngày.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: tập thể dục mỗi ngày 30 – 60 phút: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy. Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân của bệnh nhân tiểu đường hoại tử.
  • Tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng … khám định kỳ cảm giác của bàn chân ít nhất 1 lần/ năm.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *