Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bị bệnh này thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc bệnh; mặc dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen; thì khi có thai những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen.

Bệnh tiểu đường di truyền xảy ra ở bệnh nhân tuýp 1 không?

  • Nếu người bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1; tỷ lệ con phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1/17. 
  • Nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và sinh con trước 25 tuổi; nguy cơ con mắc bệnh là 1/25. Và nếu con bạn sinh sau khi bạn 25 tuổi; nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ là 1/100.
  • Nếu người mẹ mắc bệnh trước 11 tuổi; thì nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ tăng gấp đôi, tức là 2/25. 
  • Nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1; nguy cơ con bị bệnh sẽ dao động từ 1/10 đến 1/4.
  • Có 1 trường hợp ngoại lệ. Trong 7 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có 1 người mắc hội chứng tự miễn đa tuyến tuýp 2. Ngoài bệnh tiểu đường, nhóm đối tượng này còn mắc kèm một số bệnh lý khác; như tuyến giáp, tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn miễn dịch. Những người này sinh con thì nguy cơ người con bị tiểu đường tuýp 1 là 50%. 

Nguy cơ mắc bệnh do cha mẹ thuộc diện tuýp 2

Bệnh tiểu đường loại 2 có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử gia đình hơn tuýp 1. Các nghiên cứu về các cặp song sinh đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các cặp song sinh cùng trứng có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người mắc bệnh tiểu đường loại 1, thì nguy cơ người còn lại mắc bệnh tối đa là 1/2. Trong khi đó, nếu một người trong cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì nguy cơ của người kia cao nhất là 3/4.

Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, lối sống. Ví dụ như các thành viên trong cùng 1 gia đình có cùng thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thì sẽ có cùng nguy cơ phát triển thừa cân, béo phì và kéo theo tiểu đường tuýp 2. 

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, rất khó xác định liệu bệnh tiểu đường của bạn là do lối sống hay di truyền. Nhiều khả năng là do cả hai. Theo báo cáo từ hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu bố mẹ bị mắc là:

  • 75% nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường type 2. 
  • Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2, tỷ lệ bố mẹ di truyền sang con là 14% nếu thời điểm sinh con dưới 50 tuổi
  • Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường type 2 sau 50 tuổi thì nguy cơ con bị bệnh gần 8%. 

Như vậy với câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?”, có thể nói rằng tiểu đường có tính di truyền và có tỷ lệ % nhất định liên quan đến gen trong gia đình. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường nếu như trong gia đình có người mắc bệnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường di truyền

Hiện nay, chưa có vắc xin hay phương pháp phòng bệnh tiểu đường do di truyền hữu hiệu. Tuy nhiên có thể giảm tỷ lệ này xuống ở mức tối đa với lối sống lành mạnh.

– Chế độ luyện tập, tập thể dục thường xuyên;

– Chế độ ăn uống ít mỡ, ít tinh bột, đường, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá…;

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa hàm lượng chất xơ nhiều;

– Giữ cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì;

– Giảm căng thẳng tối đa;

– Đi khám bệnh định kỳ, xử lý bệnh sớm nhất có thể.

Nói chung, đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có mang tính chất di truyền. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi tỉ lệ di truyền được nghiên cứu là khá thấp. Ngoài ra, việc hạn chế di truyền từ đời này qua đời khác là hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *