Tuy hiện tại chưa có cách chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Nhưng nó có thể được kiểm soát được và thuyên giảm bệnh. Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát; cơ thể sẽ không còn cảm nhận thấy các dấu hiệu của bệnh nữa. Mặc dù căn bệnh này vẫn tồn tại. Một số ý kiến cho rằng bệnh tiểu đường có chữa được không? Câu trả lời CÓ là không chính xác.

Tiểu đường có chữa khỏi được không?

Ai có bệnh cũng mong có thể chữa khỏi. Thế nhưng, với người tiểu đường, từ “khỏi bệnh” sẽ không thể xuất hiện trong bệnh án. Người bệnh chỉ có thể áp dụng các phương pháp để kiểm soát đường huyết, ngăn không cho bệnh phát triển và biến chứng mà thôi.

Sự thật là như vậy nhưng vẫn có rất nhiều người kỳ vọng vào việc chữa khỏi tiểu đường. Sử dụng nhiều bài thuốc, phương thuốc khác nhau với mong muốn chữa khỏi bệnh. Các chuyên gia hiện nay đều xác nhận là bệnh này không chữa khỏi được. Các phương thuốc được lưu truyền chỉ có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho lượng đường ở mức ổn định, không tăng cao và cũng không gây biến chứng. 

Mặc dù chưa chữa khỏi nhưng người tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc hạ đường huyết và những phương pháp hỗ trợ điều trị khác.

Điều trị tiểu đường như thế nào?

1. Điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn

Bản chất của bệnh Tiểu đường có chữa được không là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh Tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

Chế độ tập luyện

Tiểu đường là bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng. Do đó người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để xắp xếp lại sinh hoạt; xây dựng lối sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị Tiểu đường nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.

Khi hai biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị Tiểu đường có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp.

2. Điều trị tiểu đường có chữa được không bằng thuốc

Phác đồ điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 luôn phải có insulin. Trước kia người bệnh bắt buộc phải nhờ tới nhân viên y tế để tiêm insulin.

Insulin thường được chỉ định trong các trường hợp sau.

  • Có thể dùng insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1C trên 9% mà mức glucose máu lúc đói trên 15mmol/l.
  • Người bệnh tiểu đường, suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…
  • Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…
  • Người bệnh đái tháo đường nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.

Các loại insulin thường dùng trong điều trị tiểu đường

Rất nhiều dạng insulin điều trị bệnh tiểu đường được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng: tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài, dạng hỗn hợp. Người tiểu đường có chữa được không có thể áp dụng các cách:

Insulin tác dụng ngắn: Insulin tác dụng ngắn đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong thời gian khoảng 30-60 phút. Insulin thường (regular insulin): Là insulin thường, có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp cấp cứu.

Insulin tác dụng tức thời: Sẽ bảo đảm insulin cần cho bữa ăn ngay thời gian tiêm. Dạng insulin này thường dùng kèm với insulin tác dụng dài hơn. Insulin tác dụng ngắn đảm bảo lượng insulin cần cho bữa ăn trong thời gian 30-60 phút. Insulin analog (Aspart, Lispro và Glulisine): có tác dụng sau 10 – 20 phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Insulin tương tự insulin ở người, tác dụng nhanh, sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA.

Hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng insulin. Khoảng thời gian giữa khi tiêm thuốc và bữa ăn có thể thay đổi phụ thuốc vào loại insulin đang sử dụng. Thông thường sẽ phối hợp việc sử dụng thuốc với bữa ăn.

Insulin tác dụng trung bình: Đảm bảo được lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Dạng insulin này thường phối hợp với loại tác dụng tức thì hay loại tác dụng ngắn. NPH insulin: Isophane insulin dịch treo. Chỉ dùng tiêm dưới da. Nhóm này còn được gọi là insulin NPH (Insulatard FlexPen, Insulatard HM). Sau khi tiêm 1 – 2 giờ, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả giảm đường huyết có thể duy trì trong vòng 10 – 16 giờ.

Insulin tác dụng dài: Đảm bảo được lượng insulin cần cho cả ngày. Dạng này thường phối hợp, khi cần với loại tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn. Insulin glargine: Một dạng tương đồng với insulin người sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA, có tác dụng phóng thích chậm và ổn định suốt 24 giờ. Dùng tiêm dưới da. Insulin analog detemir và Insulin degludec. Nhóm này có ưu điểm là tác dụng có thể duy trì từ 20 – 22 tiếng nên chỉ cần tiêm 1 mũi trong ngày.

Dạng hỗn hợp: Thường được dùng 2 hoặc 3 lần trong ngày trước bữa ăn. Nhóm này hay dùng nhất là NovoMix 30 Flexpe, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen có cùng thời gian tác dụng khoảng 12 giờ.

3. Dùng thiết bị cấy ghép. Trả lời câu hỏi tiểu đường có chữa được không?

Việc phải tiêm hằng ngày không chỉ gây bất tiện mà còn gây đau đớn cho người sử dụng. Vì lý do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cấy ghép trực tiếp vào cơ thể. Đây là loại thiết bị có thể tự động tiêm insulin vào từng thời điểm đã được cài đặt sẵn.

Năm 2018, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt sử dụng thiết bị cấy ghép có kết nối với smartphone để theo dõi nồng độ glucose trong máu.

Một thiết bị cấy ghép được cho là có khả năng bảo vệ tế bào beta đảo tụy. Một nghiên cứu trên động vật năm 2016 đã chỉ ra rằng, thiết bị này có thể bảo vệ tế bào beta tuyến tụy của chuột khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch trong tối đa 6 tháng.

4. Hỗ trợ kiểm soát bệnh bằng thảo dược

Bên cạnh các loại thuốc tây y, thì một số loại thảo dược đã được sử dụng nhiều trong bệnh tiểu đường. Ưu điểm của những loại sản phẩm từ thảo dược là hạ đường huyết từ từ mà không gây tụt đường huyết và an toàn, không ảnh hưởng đến gan thận khi dùng lâu dài. Tiểu đường có chữa được không? Một phần có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh bằng những thảo dược đó là:

  • Dây thìa canh: Hoạt chất chính là tổ hợp acid gymnemic giúp hỗ trợ làm hạ đường huyết theo 5 cơ chế khác nhau. Ngoài ra dây thìa canh còn làm tăng thải cholesterol, mỡ máu.
  • Tỏi đen: Hàm lượng hoạt chất SAC tăng lên gấp 4-5 lần so với tỏi trắng. Chống oxy hóa, cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm đường huyết do đó giảm biến chứng tiểu đường. Giảm cholesterol, triglyceride, lipid toàn phần.
  • Cam thảo đất: Giảm đường huyết do cam thảo đất làm tăng tiết insulin, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu. Giảm mỡ trong mô mỡ, tăng sản xuất enzyme catalase, SOD, glutathione chống oxy hóa ngừa biến chứng.
  • Neem ấn độ: Giảm đường huyết bằng cách kích thích sản sinh insulin, giảm hấp thu glucose ở ruột, tăng tích trữ glucose thành dạng glycogen ở gan.
  • Hoài sơn: Hoài sơn với hoạt chất chính là allantoin giúp hỗ trợ tăng GLP-1 (tăng cường sinh tổng hợp và sao chép insulin). Cải thiện khối lượng và chức năng tế bào đảo tụy. Kiểm soát nồng độ insulin và glucose. Chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa, bảo vệ tế bào đảo tụy.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *