Đối với người bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống cần lưu ý đặc biệt. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường là phải đủ các nhóm thực phẩm (4 nhóm chính: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ); chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp; thay thế thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, không nên xay nhuyễn, hầm nhừ khi chế biến thức ăn cho người tiểu đường. Người tiểu đường phải kiêng những loại thực phẩm sau:

1. Các thực phẩm chứa nhiều đường

Khi bị bệnh tiểu đường tức là lượng đường trong cơ thể của bạn đã vượt quá chỉ số cho phép. Vậy nên không nên ăn các thực phẩm chứa đường thêm nữa. Các loại thực phẩm có vị quá ngọt nên tránh là kẹo, bánh ngọt, hoa quả ngọt, nước ngọt,…Tuy nhiên việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Người tiểu đường phải kiêng hoa quả ngọt sẽ làm mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có.

Giải pháp là bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn. Kiểm soát năng lượng hàng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này hãy tìm hiểu tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

2. Người tiểu đường phải kiêng tinh bột

Việc ăn nhiều cơm trong mỗi bữa ăn là không nên vì trong tinh bột chứa nhiều đường. Có thể khiến bệnh tình của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thay thế cơm trắng bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều gạo trắng sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, người tiểu đường nên ăn gạo lứt vì loại gạo này có tác dụng làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu; cung cấp nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bánh mì trắng chứa lượng carbohydrate cao không tốt với những người bị tiểu đường; vì nó có thể làm tăng mức đường huyết. Vì thế, người tiểu đường phải kiêng loại thực phẩm này.

3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa, cholesterol có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: thịt mỡ, lòng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ, sữa…Việc ăn nhiều chất này sẽ khiến cho cơ thể bạn có thể tăng cân nhanh chóng; và khó có thể kiểm soát được đường huyết.

Cho nên; người tiểu đường phải kiêng các chất béo bão hòa, cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, nội tạng động vật.

4. Người tiểu đường phải kiêng thức ăn nhanh

Những loại thực phẩm này đặc biệt không tốt cho cơ thể; kể cả những người bị bệnh tiểu đường lẫn những người bình thường không mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn những loại thực phẩm này.

Thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền, mỳ ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối; vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

5. Bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây khô, sữa

Không nên uống sữa: Sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng insulin. Vậy nên không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần, bạn có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo. Trong trái cây khô có chứa lượng đường tự nhiên nhiều và trong sữa có chứa nhiều chất béo làm giảm đề kháng isullin đặc biệt không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại trái cây hoặc sữa ít đường, không đường.

Hoa quả quá ngọt hay trái cây sấy khô rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, trái cây sấy khô lại chứa lượng đường tự nhiên rất cao. Làm nồng độ đường trong máu tăng vọt, vì thế người bị bệnh tiểu đường phải kiêng ăn loại thực phẩm này.

6. Người tiểu đường phải kiêng thực phẩm chứa cồn

Rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bênh nặng thêm..

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1-2 cốc nhỏ mỗi ngày; tốt nhất là 1 cốc vào bữa ăn tối ( 360ml hoặc 150ml rượu vang (#10o) hoặc 40ml rượu mạnh như vodka, whiskey, cognac(# 40o). Bạn có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho rượu loãng hơn, dễ uống và hạn chế lượng rượu nạp vào cơ thể. Nếu có thể, nên thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn vẫn là tốt nhất.

Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường phải luôn kiểm tra chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia để có thể đảm bảo mức đường huyết luôn ở trong mức ổn định, tránh các biến chứng tiểu đường do tăng đường huyết bởi rượu bia gây ra.

Những lưu ý dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Ngoài việc bệnh tiểu đường không nên ăn gì? uống gì cho hợp lý thì bạn cũng nên chú ý đến việc chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Điều này có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu của người bệnh.

Bạn nên ăn uống hợp lý, đúng giờ, không để bụng quá đói hoặc quá no.

Nên vận động nhẹ nhàng theo chỉ định, các bài tập của bác sĩ. Phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại để hạn chế các biến chứng của bệnh.

Tất cả các thông tin được tổng hợp chỉ mang tính tham khảo. Để có chế độ ăn chính xác nhất, bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *