Gạo lứt vẫn luôn là một thành phần quen thuộc của nhiều gia đình. Với hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội, gạo lứt đem đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hôm nay Savas Nutrition giới thiệu cách làm sữa gạo lứt ngon tuyệt vời lại nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé!
“Siêu thực phẩm” gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài vì chỉ được xay sơ qua để loại bỏ phần vỏ trấu ở bên ngoài. Do đó mà thành phần dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thường.
Gạo lứt có các các tên gọi khác như gạo rằn, gạo lật.
Nếu chưa quen khi mới bắt đầu ăn gạo lứt thì bạn sẽ cảm thấy hơi thô và cứng. Trong một số trường hợp có thể gây ra cảm giác nham nháp ở cổ họng do gạo còn lớp vỏ cám ở ngoài. Tuy nhiên vì rất tốt cho sức khỏe nên loại gạo lứt này rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các bữa ăn eatclean.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
So với gạo trắng mà chúng ta thường ăn hàng ngày, gạo lứt được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là vitamin và các nguyên tố vi lượng. Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng của gạo lứt (tính theo 100 gam gạo lứt) sau đây:
- Năng lượng: 370kcal
- Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
- Chất béo: 2,92g
- Chất đạm: 7,94g
- Vitamin: Vitamin B1 (0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
- Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
- Nước: 10,37g
Nhiều dưỡng chất là vậy. Do đó chúng ta cũng nên đa dạng cách chế biến gạo lứt để ăn không bị ngán. Ngoài nấu cơm gạo lứt hay bún gạo lứt thì chúng ta có thể nấu sữa gạo lứt vô cùng thơm béo.
Cách chế biến sữa gạo lứt bổ dưỡng thơm ngon cho mẹ và bé
1. Sữa gạo lứt không đường
Nếu uống sữa gạo lứt để giảm cân, bạn có thể không dùng đường để làm ngọt mà chỉ dựa vào vị tự nhiên của sữa tươi và gạo lứt. Những nguyên liệu này rất đơn giản mà lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 50g gạo lứt
- 500ml sữa tươi không đường
Các bước thực hiện
Vo sạch gạo lứt và rang trên lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở bung và tỏa mùi thơm. Đun sôi 300 ml nước rồi cho gạo vào nấu trên lửa nhỏ cho đến khi gạo nở mềm.
Chờ gạo nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn.
Cho 700 ml nước lọc vào nồi đun với sữa tươi cho đến khi hỗn hợp bốc khói. Cho nước gạo lứt đã lọc vào nồi tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 5 – 10 phút.
Cho sữa vào ly và thưởng thức. Muốn lạnh có thể cho thêm đá.
2. Sữa gạo lứt mè đen
Mè đen có nhiều công dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ xương, cung cấp đạm thực vật cần thiết cho sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng nội tiết tố… Bạn có thể thêm vừng đen vào sữa gạo lứt để nhận được nhiều tác dụng hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200g gạo lứt
- 50g mè đen
- 5 – 3 lít nước
- Ít muối
- 100g đường (nếu thích)
- 200ml sữa tươi không đường
Các bước thực hiện
Vo sạch gạo lứt và ngâm trong nước khoảng 1 giờ.
Rang hạt mè đen cho đến khi chín. Đổ gạo lứt và mè rang vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi khoảng 20 phút. Bạn có thể nấu nhanh hơn bằng nồi áp suất.
Đun nhỏ lửa gạo lứt và mè đen vừa nấu trong nồi khoảng 15 phút để hạt gạo nở mềm. Để cơm nguội rồi cho vào máy xay, khuấy cho nhuyễn.
Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn. Cho hỗn hợp vào nồi cùng với sữa tươi và một chút muối hoặc đường rồi đun sôi khoảng 5 phút.
Cho sữa vào ly và thưởng thức. Bạn có thể đổ phần sữa chưa uống vào bình thủy tinh kín rồi bảo quản tủ trong lạnh để dùng dần trong 3 – 4 ngày.
3. Sữa gạo lứt hạt sen
Ngoài món cháo hạt sen thơm ngon, bạn cũng có thể cho nguyên liệu này vào ly sữa gạo lứt để thức uống này thêm bổ dưỡng. Cách pha chế sữa gạo lứt hạt sen bạn có thể tham khảo như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 50g gạo lứt
- 50g hạt sen tươi
- 50g đường
- 2 – 1,5 lít nước lọc
- 400ml sữa tươi nguyên chất
Các bước thực hiện
Vo sạch gạo lứt, sau đó cho gạo lứt vào chảo rang cho thơm. Hạt sen rửa sạch, loại bỏ những hạt hư, thấm khô.
Theo sở thích, bạn cho gạo lứt và hạt sen đã rang vào nồi cơm điện với 1,2 – 1,5 lít nước. Đặt nồi cơm điện và để nước sôi trong khoảng 10 phút.
Lấy nồi cơm điện ra và ủ hỗn hợp trong khoảng 1,5 tiếng. Sau đó, bật nồi cơm điện để kiểm tra xem cơm đã mềm chưa.
Cho gạo lứt và hạt sen vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lọc hỗn hợp qua rây. Cho hỗn hợp trên vào nồi, thêm đường vào đun khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Cho sữa tươi vào hỗn hợp và thưởng thức.
4. Sữa gạo lứt hạnh nhân
Thêm hạnh nhân vào cốc sữa gạo lứt, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích bổ sung cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, làm đẹp da, giảm đau đầu …
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 300g gạo lứt
- 50g hạnh nhân
- 200g đường nâu
- 500ml sữa tươi không đường
- Ít muối
- Ít bột quế
- Nước lọc
Các bước thực hiện
Vo gạo lứt để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để khô. Đổ gạo lứt vào chảo rang trên lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm.
Cho gạo lứt rang, 50 gam hạnh nhân, 200 gam đường nâu, một chút muối, một ít bột quế vào nồi cùng với 2 lít nước lọc. Bạn có thể điều chỉnh lượng đường để sữa có vị ngọt theo ý muốn.
Bắc nồi và nấu trong 1 giờ trên lửa nhỏ cho đến khi gạo lứt mềm. Bạn tắt bếp, để hỗn hợp nguội rồi cho vào máy xay sinh tố thêm chút nước khuấy đều thành hỗn hợp nhuyễn.
Lọc hỗn hợp đã trộn qua rây để loại bỏ cặn. Đổ hỗn hợp trên vào nồi, thêm 500 ml sữa tươi không đường, đun đến khi hỗn hợp bốc khói. Bạn có thể điều chỉnh lượng sữa để có được độ đặc như ý muốn.
Lưu ý khi nấu sữa gạo lứt:
Đun sôi gạo lứt trên lửa nhỏ và khuấy đều để gạo không bị cháy.
Bạn có thể thêm các thành phần khác khi rang gạo, chẳng hạn như quế, lá dứa, vani hoặc mật ong khi làm sữa để tăng thêm hương vị cho sữa gạo lứt.
Vậy là đã xong những cách chế biến sữa gạo lứt ngon tuyệt cú mèo! Các công thức trên đều rất đơn giản và làm nhanh gọn. Do đó hãy vào bếp để các con được thưởng thức “siêu thực phẩm” ngon ngọt này nhé ba mẹ.