Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết cho biết; có tới khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh đã có biến chứng. Biến chứng của tiểu đường thì có rất nhiều và chủ yếu chia thành 2 loại: biến chứng cấp tính và mạn tính. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường giữa 2 loại này cũng không giống nhau.

1. Tiểu đường và biến chứng liên quan đến tim mạch

Cơ chế quan trọng nhất là bệnh tiểu đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc; làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch; nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn; nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong. Kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc.

Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch; hoặc mảng vữa xơ đã hình thành thì tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch. Gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức. Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương; sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu. Hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính. Gây nên các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ cấp tính của tổ chức; như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…đe doạ nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Tác hại của tiểu đường và biến chứng đến tim mạch

Tuỳ theo vị trí của mạch máu bị thương tổn mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch mắt, sẽ gây nên giảm thị lực rồi dẫn đến mù loà. Nếu tổn thương ở động mạch thận sẽ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử; tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não và tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi…).

Nguyên tắc điều trị các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

– Phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu theo khuyến cáo của Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam; căn cứ vào kết quả xét nghiệm đường máu lúc đói và nồng độ HbA1C. Tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh lý kết hợp; nhìn chung phải đảm bảo lượng đường máu lúc đói ≤7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤6,5-7%. Đây là vấn đề mấu chốt nhất, nếu không kiểm soát tốt được đường glucose máu; sẽ không thể khống chế được các biến chứng của ĐTĐ.


– Điều trị toàn diện, không những điều trị các biến chứng như bệnh mạch vành hay bệnh mạch máu não; mà phải kết hợp với xử lý các yếu tố nguy cơ đi kèm. Đặc biệt là tăng huyết áp, hút thuốc là và rối loạn lipid máu.


– Theo dõi thường xuyên và định kỳ, kịp thời phát hiện các biến chứng của tiểu đường để xử trí sớm và triệt để.

2. Tiểu đường và biến chứng nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Diễn biến bệnh thường nặng và phức tạp hơn so với những người bình thường. Biến chứng nhiễm trùng là tình trạng mà người mắc bệnh tiểu đường bị nhiễm một loại vi sinh vật nào đó; gây ra tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng. Thường có tình chất dai dẳng hay tái phát. Theo thống kê thì có tới gần một nửa các bệnh nhân tiểu đường có ít nhất 1 lần nhập viện; hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng.

Khi mắc bệnh nhiễm trùng trên nhưng bệnh nhân tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm; có nguy cơ diễn biến nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây nên biến chứng nhiễm trùng ở người tiểu đường

Các nguyên nhân làm cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và biến chứng nhiễm khuẩn gồm:

  • Khi mắc bệnh tiểu đường,nếu không kiểm soát được đường huyết; nồng độ đường cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Khi bị các vết trầy xước nhỏ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
  • Các biến chứng làm ảnh hưởng tới thần kinh cảm giác làm cho bệnh nhân giảm nhận biết cảm giác đau; các tổn thương chậm được xử lý nên khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
  • Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường thường bị tổn thương mạch máu ngoại biên; làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Nên làm giảm dinh dưỡng mô, cung cấp oxy và khả năng gắn kết phản ứng miễn dịch hiệu quả. Từ đó việc chống lại vi khuẩn gây bệnh khó khăn hơn.

Điều trị tiểu đường và biến chứng nhiễm trùng

  • Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu … bằng cách sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, chế độ ăn uống lành mạnh và vận động hàng ngày.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây ra các tổn thương trong khoang miệng.
  • Luôn trang bị khẩu trang khi đi ra đường, tiếp xúc đông người. Tiêm phòng cúm mùa định kỳ mỗi năm.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, rửa vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục. Không nhịn tiểu và uống nhiều nước.
  • Người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng (có nguy cơ bị bỏng do rối loạn cảm giác nhận biết)và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo ở những vùng hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên. Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.

3. Cách phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường

Tiểu đường gây rối loạn hoạt động và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó gây nhiều bệnh lý liên quan với triệu chứng lâm sàng đa dạng. Những biến chứng này, đặc biệt là biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.

Do đó điều trị tiểu đường và biến chứng ngoài kiểm soát chặt chẽ đường huyết cần phòng ngừa bằng cách: Quản lý huyết áp, lipid máu, chỉ số khối cơ thể. Bệnh nhân ngoài việc sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ còn cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm muối, giảm chất béo, thay vào đó là các thức ăn nhiều chất xơ và vitamin. Tăng cường vận động thể lực giúp đẩy lùi biến chứng tim mạch, giúp giảm đường huyết và giảm tính kháng insulin. Giữ trọng lượng cơ thể ổn định ở mức vừa phải cũng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *