Nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể chính là thức ăn. Mỗi loại thức ăn lại có những dưỡng chất khác nhau, tăng cường sức khỏe cho các bộ phận. Bên cạnh thành phần hóa học thì giá trị dinh dưỡng của đồ ăn còn dựa vào độ tươi sạch, cách chế biến. Theo dõi bài viết này, Savasnutrition sẽ giúp bạn hiểu thêm về các chất dinh dưỡng trong thức ăn nhé!
1.Chất dinh dưỡng trong thức ăn từ động vật
Nói đến các món ăn từ động vật thì không thể không nhắc tới chất đạm. Đạm động vật là thành phần quan trọng giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi ngày. Trong loại đạm này có tới 8 loại acid amin thiết yếu cho cơ chế hoạt động của con người. Nhóm đạm động vật gồm có: thịt, cá, lươn, tôm, cua, trứng, sữa hay các loại nước chấm,…
Với thịt thì đa phần các loại thịt đều có hàm lượng chất đạm tương đương nhau. Tuy nhiên, khi chế biến thịt không đúng cách cũng rất dễ bị hao tổn chất dinh dưỡng. Nên hạn chế ướp đường khi chế biến thịt bởi chúng sẽ làm giảm giá trị sinh học của thịt. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cần được ăn cá thường xuyên vì chúng có hàm lượng đạm rất cao. Nhờ đạm từ cá mà trẻ hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường thông minh cho trí não.
2. Chất dinh dưỡng trong thức ăn từ thực vật
Bên cạnh động vật thì thực vật cũng cung cấp không ít các loại dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ thực vật giúp sức đề kháng tăng cao, hệ tiêu hóa tốt hơn. Nhóm thức ăn thực vật tốt cho cơ thể mà bạn cần biết là: rau xanh, đậu đỗ, vừng, lạc, khoai lang,…
Đặc điểm của nhóm thực vật là cung cấp nhiều chất xơ, glucid, chất khoáng và vitamin, canxi, sắt,… Đặc biệt là nhóm rau, quả có chứa hàm lượng acid hữu cơ cao. Các loại acid hữu cơ này có chức năng liên kết cùng tanin giúp cơ thể kích thích được dịch vị. Các loại đậu đỗ cung cấp năng lượng không kém ngũ cốc. Theo nhiều nghiên cứu, lượng protid có trong chúng lên tới 17% cho đến 25%.
Trong nhóm thực vật thì lạc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ protit nhất (tới 27,5%). Tuy nhiên, để lạc trở nên có ích hơn thì bạn có thể kết hợp cùng ngũ cốc. Nhóm lạc, vừng cung cấp tương đối nhiều vitamin PP và tryptophan, methiomin nhất.
3.Chất dinh dưỡng trong ngũ cốc
Ngũ cốc là tên chúng của các loại thực phẩm chứa thành phần từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch, kê, miến,… Chất dinh dưỡng trong thức ăn từ ngũ cốc phổ biến với những người theo chế độ dinh dưỡng hay ăn kiêng. Thực chất, trong ngũ cốc có chứa tới 70% là bột. Trên thị trường hiện nay có 2 loại ngũ cốc đó là nguyên hạt và tinh chế. Điểm khác biệt giữa 2 loại ngũ cốc này là:
- Ngũ cốc nguyên hạt có chứa tất cả hạt, cám, mầm và nội nhũ, không bị tách ra.
- Ngũ cốc tinh chế thì phải trải qua quá trình loại bỏ cám, hạt, mầm, nội ngũ và được xay nhuyễn.
Trong ngũ cốc có chứa nhiều vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, axit folic, và sắt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ cần nạp từ 100 – 250 mg ngũ cốc nguyên hạt là cơ thể đủ dưỡng chất.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể truy cập website Savasnutrition.com để đặt mua bột dinh dưỡng Grenio Super Green Meal chính hãng.